Kính chào LVN Group. Tôi có câu hỏi về việc đội mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe và người được chở sau xe. Mức phạt đối với người không đội mũ bảo hiểm thế nào? Nếu trong trường hợp chúng tôi chỉ có một chiếc mũ, vậy thì nên cho ai đội thì nếu bị cảnh sát giao thông bắt sẽ bị phạt ở mức thấp nhất? Mong LVN Group trả lời giúp tôi.
Đội mũ bảo hiểm là một trong các nguyên tắc và quy định mà người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải tuân thủ. Điều này không chỉ là tuân thủ luật lệ giao thông mà còn nhằm đảm bảo cho sự an toàn của chính người tham gia giao thông. Vậy nếu chỉ có một mũ bảo hiểm mà có hai người ngồi trên xe máy thì nên để ai sẽ là người đội. Đây mà một trường hợp không hiếm gặp trong thực tiễn cuộc sống. Việc lựa chọn người sẽ đội mũ cũng sẽ giúp giảm mức tiền phạt đi một chút tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho cả hai. Vậy việc xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thế nào? Nếu chỉ có một chiếc mũ sẽ cho ai đội? Để làm rõ vấn đề này, LVN Group xin giới thiệu bào viết “Nếu chỉ có một mũ bảo hiểm, ai sẽ đội?”. Mời bạn đọc cân nhắc.
Văn bản hướng dẫn
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy
Căn cứ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
Theo quy định trên, khi tham gia giao thông bằng xe máy, người điều khiển và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và có cài quai đúng cách. Việc không đội hoặc đội mũ nhưng không cài quai đều là hành vi vi phạm và bị phạt về lỗi không đội mũ bảo hiểm.
Các hành vi vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm bị xử phạt?
Căn cứ theo Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Người điều khiển xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy dù người điều khiển hay người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện nếu không đội mũ hoặc đội mũ không cài quai đúng quy định đều sẽ bị xử phạt về lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ.
Chỉ có một mũ bảo hiểm khi đèo người khác thì nên cho ai đội?
Dựa vào sự phân tích ở phần trên, khi đi xe có đèo người khác mà chỉ có một người đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt về lỗi không đội mũ bảo hiểm. Ta cùng đặt ra nếu về hai trường hợp sau:
– Nếu người điều khiển xe đội còn người ngồi sau xe không đội
Căn cứ theo Điểm k Khoản 2 Điều 6, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì đối tượng bị phạt như sau:
- Người điều khiển xe bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng về lỗi do “Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
- Đối với người sau xe không đội, bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng do lỗi “người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
Tổng số tiền bị phạt của hai người là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
– Nếu người điều khiển xe không đội và cho người ngồi sau xe đội
Căn cứ theo Điểm i Khoản 2 Điều 6, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lúc này chỉ có người điều khiển bị phạt do lỗi không đội mũ bảo hiểm với mức phạt là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Có thể thấy mức phạt lúc này thấp hơn so với trường hợp bên trên.
Vì vậy, nếu chỉ có một mũ bảo hiểm thì nên để người ngồi sau đội, sẽ giúp giảm phần tiền bị phạt nếu bị cảnh sát giao thông phạt.
Mặc dù nói như vậy nhưng đây chỉ là trong trường hợp bất đắc dĩ. Vì việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông dù với người điều khiển xe hay người ngồi sau xe đều vô cùng nguy hiểm. Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ não bộ, hạn chế mức chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông. Điều này giúp hạn chế phần nào sự nguy hiểm khi tham gia giao thông. Do đó đội mũ bảo hiểm là để bảo vệ chính bản thân người đội.
Vì vậy vừa để bảo vệ mình vừa tránh được việc bị phạt khi tham gia giao thông, người điều khiển xe hay người ngồi sau xe đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy định.
Cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Mặc dù nói là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tuy nhiên nhiều đối tượng đối phó chỉ ghé lề đường mua những chiếc mũ bảo hiểm rẻ tiền, mỏng manh để đội nhằm tránh bị cảnh sát giao thông xử phạt. Tuy nhiên việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người tham gia giao thông. Do đó không chỉ phải đội mũ mà còn phải đội mũ đạt chuẩn theo hướng dẫn. Dưới đây là một số cách để nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn để người đi có thể lựa chọn mua:
Về bề ngoài mũ
Mũ đạt tiêu chuẩn phải có tem hợp quy CR. Khi ta đội mũ thật thì sẽ có cảm giác chắc chắn và thoải mái, các đường nét trên mũ sắc sảo vì được chế tác kỹ lưỡng. Mũ giả thì trái lại có hoặc không có tem CR, mù mờ về thông tin sản xuất. Lớp vỏ ngoài của mũ không được trơn tru, phần sơn lại rất dễ bị bong tróc. Lớp chữ in trên mũ giả cũng hay bị nhòe và gây khó chịu cho da đầu khi ta đội.
Tem mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Với mũ đạt chuẩn, phần thân và phần bên trong phải được in thông tin bằng mực không phai, các vết in sắc nét và không có dấu hiệu bị xóa hay chỉnh sửa. Tem mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn cần có trọn vẹn các thông tin về ngày tháng sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, kích cỡ, các tính năng riêng, hướng dẫn sử dụng, vv… Các loại mũ giả thường mập mờ về thông tin, nét in cũng thường bị nhòe nhoẹt không rõ ràng.
Vỏ mũ
Lớp vỏ mũ làm từ chất nhựa tốt, dày và cứng như nhựa ABS, nhựa PVC là một trong những dấu hiệu nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Vỏ mũ tốt sờ vào thấy nhẵn mịn và khó vỡ khi va đập. Các loại mũ giả thì thường có vỏ giòn, mỏng, vỡ dễ dàng khi va chạm mạnh.
Phần lõi xốp
Lớp xốp của mũ không đạt chuẩn thường rất mềm, bị lún nếu ta ấn tay vào và rất dễ bị bong ra, một số loại thậm chí còn không có cả mút lót. Lớp mút của mũ tiêu chuẩn rất dày và chắc, có độ đàn hồi cao, độ kết dính với vỏ mũ cũng rất cao.
Dây đeo
Mũ kém chất lượng có dây mũ rất mỏng, dễ bị giãn hoặc thậm chí là bung ra khi kéo căng. Khóa của mũ là nhựa xấu nên giòn và dễ gãy. Dây đeo của mũ chất lượng cao có nhiều lớp, kết rất chắc vào vỏ mũ.Kiểu dáng: mũ tốt thường theo dạng truyền thống, là các dạng mũ nửa đầu, ¾, cả đầu… phần lưỡi trai của mũ thường không dài quá 70 mm. Mũ giả thường có kiểu dáng thời trang và đa dạng về mẫu mã.
Kính chắn gió
Kính của mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn thế nào? Kính chắn tốt có độ bền, chịu lực rất tốt và khó bị mờ, khớp kính rất chắc chắn. Kính giả thường dễ bị xước, rất giòn và dễ gãy.
Giá mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Giá mũ bảo hiểm đạt chuẩn từ 200 ngàn đến vài triệu đồng. Khác với giá mũ bảo hiểm đạt chuẩn, mũ kém chất lượng có giá rất rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng.
Liên hệ ngay
Trên đây là tư vấn về “Nếu chỉ có một mũ bảo hiểm, ai sẽ đội?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có câu hỏi và muốn tìm hiểu về thủ tục xin cấp sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 1900.0191. Hoặc bạn có thể cân nhắc thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/lvngroup
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
- Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx
Mời bạn xem thêm
- Không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không?
- Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?
- Mua bảo hiểm ô to bắt buộc ở đâu cho uy tín?
Giải đáp có liên quan
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:
– Chở người bệnh đi cấp cứu;
– Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Lưu ý, các trường hợp trên chỉ áp dụng cho người được chở.
Theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Theo đó, nếu cá nhân vi phạm hành chính phát hiện trực tiếp mà mức tiền phạt không quá 250.000 đồng đối với cá nhân thì sẽ không bị lập biên bản. Còn với quy định trên thì mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Do đó với hành vi này sẽ bắt buộc phải lập biên bản mà không được xử phạt tại chỗ.
Điểm k Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định; xử phạt đối với hành vi:
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Theo đó trẻ em dưới 6 tuổi khi tham gia giao thông không bắt buộc đội mũ bảo hiểm.