Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện nay

Ngày nay, xã hội đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của dân số đất đai ngày đang càng hạn hẹp. Vì vậy mà việc quản lý đất đai ngày càng khó khăn, đòi hỏi phải có những phương pháp những công cụ mới để kiểm soát cơ sở dữ liệu về đất đai. Vậy quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện thế nào? nhà nước vận hành cơ sở dữ liệu đất đai thế nào? hãy cùng LVN Group tìm hiểu về các vấn đề này nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Thông tư 05/2017/TT-BTNMT

Khái quátquy định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 23 điều 3 Luật đất đai 2013: Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là gì?

Thông thường việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia được 2 cấp thực hiện gồm cấp trung ương và tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT:

Cơ sở dữ liệu đất đai do đơn vị Trung ương tổ chức xây dựng gồm:

a) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề;

b) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế – xã hội;

c) Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là khu vực giáp ranh).

Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng gồm:

a) Cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), hồ sơ địa chính;

b) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

c) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện;

d) Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất.

Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu đất đai sẽ do Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm thực hiện quản lý việc tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các tổ chức và công bố công khai hàng năm và phối hợp với đơn vị có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Đối với trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện quản lý việc xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, Kiểm tra việc thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai của Văn phòng đăng ký đất đai

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai năm 2022

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng

Bước 1: Công tác chuẩn bị gồm lập kế hoạch thông tin chi tiết, chuẩn bị nhân lực, địa điểm công tác, chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Bước 2: Thu tập tài liệu, dữ liệu gồm những tài liệu sau:

  1. Bản đồ địa chính mới nhất dạng số (hoặc dạng giấy đối với những khu vực không có bản đồ địa chính dạng số) và các loại tài liệu đo đạc khác đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, sơ đồ, trích đo địa chính).
  2. Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động, bản lưu Giấy chứng nhận.
  3. Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.
  4. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
  5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (dạng số) của kỳ kiểm kê gần nhất.
  6. Đơn đăng ký đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp đơn vị có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký đất đai trong thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng đã hết thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa hoàn thành việc đăng ký đất đai.

Bước 3: Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu gồm:

Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu và Phân loại các thửa đất. Đối với các thửa đất chưa thực hiện đăng ký đất đai thì lập danh sách và chuyển đơn vị có thẩm quyền để thực hiện đăng ký đất đai bắt buộc theo hướng dẫn của pháp luật. Đối với hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được thu thập phải được làm sạch, sắp xếp và đánh số thứ tự theo hướng dẫn về hồ sơ địa chính.

Bước 4: Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền

Bước 5: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Bước 6: Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin

Bước 7: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Bước 8: Hoàn thiện dữ liệu địa chính.

Bước này yêu cầu phải hoàn thiện 100% thông tin trong cơ sở dữ liệu và xuất sổ địa chính theo tệp PDF

Bước 9: Xây dựng siêu dữ liệu địa chính

Bước 10: Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính

Bước 11: Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống

Sau khi thực hiện xong quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì sau đó sẽ được bổ sung điều chỉnh dữ liệu. sau khi điều chỉnh xong sẽ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng giá đất.

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do đơn vị trung ương xây dựng?

Bước 1: Công tác chuẩn bị gồm:

  1. Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch công tác với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
  2. Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
  3. Chuẩn bị nhân lực, địa điểm công tác

Bước 2: Thu thập tài liệu, dữ liệu gồm:
Tài liệu, dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các vùng và cả nước từ thời gian năm 2000.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng và cả nước của kỳ kiểm kê gần nhất.
Bản đồ chuyên đề (nếu có).
Các tài liệu, dữ liệu và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.

Bước 3: Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai

Bước 4: Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin

Bước 5: Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai

Bước 6: Đối soát, hoàn thiện dữ liệu và xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

Vì vậy, quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sẽ tuỳ thuộc vào đơn vị do tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện hay do đơn vị trung ương xây dựng mà có quy trình khác nhau.

Mời bạn xem thêm

  • Quy định về điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
  • Có được cung cấp dữ liệu đất đai khi trong đơn quên ghi địa chỉ?
  • Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập?

Liên hệ ngay

Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề  "Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai năm 2022". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như soạn thảo hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng, đơn xin tạm ngừng kinh doanh; luật bay flycam; ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của LVN Group, tel: 1900.0191.
  • FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroup

Giải đáp có liên quan

Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia là gì?

Các đơn vị nhà nước trong công tác quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ công về đất đai; quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng thành phố thông minh; xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử; Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của pháp luật.

Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định thế nào?

Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm tập hợp các dữ liệu về đất đai có giá trị pháp lý, có tính chất tổng hợp cấp quốc gia. Theo đó, thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:
(1) Dữ liệu tổng hợp về địa chính: Dữ liệu không gian (bao gồm cả dữ liệu Bản đồ địa chính đã được kiểm tra, nghiệm thu); Dữ liệu tổng hợp về thửa đất theo địa bàn; Biểu số liệu tổng hợp về địa chính đã được phê duyệt; Dữ liệu về thửa đất;
(2) Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất: Cấp quốc gia; Cấp vùng; Cấp tỉnh;
(3) Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2010-2020: Cấp quốc gia; Cấp vùng; Cấp tỉnh;
(4) Dữ liệu giá đất: Khung giá đất; Giá đất giáp ranh; Bảng giá đất;
(5) Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai: Dữ liệu điều tra đánh giá chất lượng đất; Dữ liệu điều tra đánh giá tiềm năng đất đai; Dữ liệu điều tra đánh giá thoái hóa đất; Dữ liệu điều tra đánh giá ô nhiễm đất; Dữ liệu quan trắc tài nguyên đất.

Những nguồn thông tin sẽ xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia?

Nguồn thông tin để xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:
– Dữ liệu tổng hợp địa chính: tổng hợp trực tiếp từ cơ sở dữ liệu hiện có của địa phương, từ việc tổng hợp dữ liệu thửa đất, hồ sơ địa chính ở địa phương;
– Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: từ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai cấp vùng, cấp cả nước đã được phê duyệt;
– Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: từ kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp cả nước đã được phê duyệt;
– Dữ liệu giá đất: từ kết quả xây dựng khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảng giá đất, giá đất cụ thể;
– Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai: từ kết quả điều tra đánh giá chất lượng đất, điều tra đánh giá tiềm năng đất đai, điều tra đánh giá thoái hóa đất, điều tra đánh giá ô nhiễm đất, quan trắc tài nguyên đất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com