Tâm lý người chưa thành niên phạm tội như thế nào?

Kính chào LVN Group. Hiện nay có rất nhiều người chưa thành niên phạm tội. Tôi băn khoăn không biết tâm lý người chưa thành niên phạm tội thế nào? Vì vậy, tôi rất mong được LVN Group trả lời giúp tôi về vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LVN Group chúng tôi. Dưới đây là bài viết Tâm lý người chưa thành niên phạm tội thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời trả lời cho câu hỏi của mình.

Nội dung tư vấn

Người chưa thành niên phạm tội là gì?

Người chưa thành niên phạm tội là một khái niệm dùng để chỉ những người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự là tội phạm.

Tâm lý người chưa thành niên phạm tội thế nào?

Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên là những nét tâm lý nổi bật của người chưa thành niên, nhằm không chỉ phân biệt được họ với đối tượng khác, mà còn quy họ về một nhóm.

Đối với người chưa thành niên phạm tội thì đặc điểm tâm lý của họ có những nét nổi bật sau:

Trạng thái xúc cảm   

Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lí lẫn tâm lí, ý thức. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên. Và sự mất cần bằng tạm thời về trạng thái xúc cảm của người chưa thành niên là một trong những nhân tố có thể dẫn tới hành vi phạm tội khi các em không làm chủ được bản thân và khi nó được kết hợp với một số yếu tố tâm lí có tính tiêu cực khác.

Sự mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên phạm tội còn được biểu hiện rõ khi họ chấp hành hình phạt tại trại giam. Phần lớn đều có tâm lý nặng nề như mặc cảm, tự ti, bi quan, chán nản thậm chí là tuyệt vọng và đôi khi là thờ ơ, bất cần và liều lĩnh.

Nhu cầu độc lập

Nhu cầu độc lập là mong muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp với nhận thức của bản thân hơn là để thoả mãn đòi hỏi của xã hội, môi trường hay của người khác. Sự hình thành và phát triển nhu cầu độc lập ở lứa tuổi chưa thành niên là sự phát triển tâm lí có tính chất tất yếu của trẻ. Các em muốn tự khẳng định những phát triển của mình về nhân cách trên con đường trở thành người lớn.

Đặc điểm tâm lý của người thành niên phạm tội

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên thể hiện trước hết trong hoạt động học tập, trong giao tiếp với bạn bè và người lớn ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trong ăn mặc, trong quan hệ bạn bè, trong thưởng thức nghệ thuật hay thể thao… Có thể nói nhu cầu độc lập là sự phát triển tất yếu và rất cần thiết của các em ở lứa tuổi chưa thành niên. Đây là cơ sở quan trọng giúp các em trở thành người lớn sau này. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, nhu cầu độc lập không chỉ có mặt tích cực mà còn có mặt tiêu cực nếu một khi nó phát triển theo hướng thái quá thì những hành vi này của người chưa thành niên sẽ mang tính chất của hành vi lệch chuẩn, dễ dẫn tới các hành vi phạm tội.

Phần lớn người chưa thành niên phạm tội đều có nhu cầu độc lập quá mức kèm theo tính tự chủ kém. Họ thường cho rằng mình đã là người lớn đã đủ chín chắn để có thể làm mọi việc mà mình thích.Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm giáo dục từ gia đình và nhà trường đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đối với con em họ sau này.

Tâm lý người chưa thành niên phạm tội thế nào?

Thái độ đối với học tập

Đối với người chưa thành niên phạm tội thì hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, nó giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một trong những đặc điểm nổi bật của người chưa thành niên phạm tội là học vấn của họ rất thấp, sức học rất kém và động cơ học tập bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều em có biểu hiện tiêu cực đối với học tập, dễ sa ngã và thiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ chính môi trường học đường từ đó dẫn đến những hành vi phạm pháp.

Nhận thức pháp luật 

Những người chưa thành niên còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức pháp luật. Nhận thức và quan niệm về pháp luật chưa hình thành trọn vẹn hoặc bị lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Vì thế, nhiều em thường thờ ơ, lãnh đạm đối với các quy định của pháp luật. Một biểu hiện khác của sự nhận thức về pháp luật chưa đúng đắn là không ít em cho rằng, những yêu cầu và những đòi hỏi của các chuẩn mực luật pháp chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật và hoàn toàn mang tính cách thức còn hành động thì phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của cá nhân mới thể hiện được cuộc sống tự do. Hay nói cách khác nhận thức pháp luật của phần lớn người chưa thành niên phạm tội biểu hiện ở mức độ thấp

Nhận thức pháp luật giúp các em phát triển nhân cách một cách đúng đắn và trở thành công dân tốt cho xã hội.Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Song, khi các em không có được ý thức pháp luật đúng đắn thì nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội là rất cao.

Nhu cầu khám phá cái mới 

Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ở lứa tuổi chưa thành niên. Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ và hiện đại như ngày nay thì khao khát hiểu biết của các em không chỉ trong phạm vi của cuộc sống quanh mình, phạm vi của đất nước mình mà còn khám phá cuộc sống của các quốc gia khác. Khám phá cuộc sống giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình. Đây là điều quan trọng đối với việc phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Điều đáng lưu ý là các em không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới mà còn tìm tòi, thử nghiệm cái mới, trong đó có cả những cái thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã hội và một khi sự tò mò và khám phá cái mới ấy thiếu đi sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội thêm vào đó là sự không tự chủ được bản thân thì sẽ dẫn đến những hành vi phạm tội.

Vì vậy, có thể thấy rằng người chưa thành niên phạm tội thường có những đặc điểm tâm lý đặc trưng như tính hiếu động, tò mò, tính độc lập cao, tính hay bắt chước, khả năng tự kiềm chế kém, hứng thú, nhu cầu nhận thức học tập phát triển ở mức độ thấp, kết quả học tập kém, nhận thức pháp luật còn hạn chế,….

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là tư vấn của LVN Group về Tâm lý người chưa thành niên phạm tội thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục ghi chú ly hôn; dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của LVN Group, hãy liên hệ: 1900.0191. Hoặc qua các kênh sau:

  • Facebook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Người 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 12, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm là 16 tuổi trở lên. Còn người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác.

Hành vi phạm tội là gì?

Hành vi phạm tội là một hành vi có ý thức của một con người cụ thể xâm hại đến các quy định chung mà pháp luật nghiêm cấm, thể hiện rõ trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com