Biển cấm đỗ xe trước cửa nhà có được không?

Biển cấm đỗ xe nằm trong nhóm biển báo cấm thuộc hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ, đây là biển báo quen thuộc, thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng không biết nên đỗ xe thế nào khi có biển báo cấm đỗ xe trước cửa nhà mình. Biển báo cấm đỗ xe trước cửa nhà mình thì có được phép đỗ xe được không? Hay có được tự ý đặt biển cấm đỗ xe trước cửa nhà không? Nhằm trả lời câu hỏi trên, bài viết dưới đây của LVN Group sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến Biển cấm đỗ xe trước cửa nhà dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật.

Văn bản hướng dẫn

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Thông tư 54/2019/TT-BGTVT

Quy định của pháp luật hiện nay về đỗ xe trên đường bộ

Căn cứ theo Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc đỗ xe như sau: “Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian“.

– Trong trường hợp muốn đỗ xe trên đường bộ thì người điều khiển phương phải thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Cho xe đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  • Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
  • Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

– Người điều khiển phương tiện không được đỗ xe tại các vị trí sau đây:

  • Bên trái đường một chiều;
  • Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
  • Trên cầu, gầm cầu vượt;Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
  • Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
  • Nơi dừng của xe buýt;
  • Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở đơn vị, tổ chức;
  • Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
  • Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • he khuất biển báo hiệu đường bộ.

Lưu ý khi đỗ xe trên đường phố:

+ Phải cho xe đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.

  • Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

+ Không được đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Biển báo cấm đỗ xe trước cửa nhà có sao không?

Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, quy định biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo đó là là biển báo P.131a, P.131b, P.131c. Mặt khác còn có biển báo biển cấm dừng xe và đỗ xe kí hiệu là P.130

Đặc điểm chung của 03 biển này là đều có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ và được chia làm hai phần bằng 01 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 01 vạch trắng, biển báo P.131c có thêm 02 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới.Hiệu lực và ý nghĩa của biển cấm đỗ

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì các biển báo cấm đỗ xe có ý nghĩa như sau:

  • Biển báo số hiệu P.131a: Biển này có ý nghĩa là nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên kể trên.
  • Biển báo số hiệu P.131b: Biển này có ý nghĩa là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ.
  • Biển báo số hiệu P.131c: Biển này có ý nghĩa là nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn.

Đối với hiệu của biển báo. Biển cấm đỗ xe có hiệu lực cấm đỗ xe đối với các phương tiện tham gia giao thông tại đoạn đường có đặt biển cấm đỗ. Được xác định đối với vị trí xung quanh lắp đặt. Qua đó các đơn vị có thẩm quyền thông báo, yêu cầu người tham gia giao thông phải thực hiện.

Bên cạnh đó, biển cấm đỗ xe còn quy định cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn. Đây là quy định phù hợp tại các đoạn đường có tính chất di chuyển đặc biệt. Các biển báo này được đặt tại đoạn đường có đặt biển thông qua dấu hiệu nhận biết.

Biển cấm đỗ xe trước cửa nhà

Hiệu lực của biển cấm đỗ xe

Hiệu lực của biển cấm đỗ xe được xác định từ nơi đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe. Hoặc từ nơi đặt biển đến nơi có vị trí đặt biển hết tất cả các lệnh cấm. Đương nhiên là được xác định trên chiều đi, phía bên phải của phương tiện tham gia giao thông.

Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại. Để đảm bảo các quy định, thông báo được thực hiện rõ. Đồng thời mang đến hiệu quả cung cấp thông báo dễ hiểu trong hoạt động quản lý, kiểm soát của lực lượng quản lý.

Theo đó, hiệu lực của biển báo “Cấm đỗ xe” được xác định từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe hoặc biển báo hết các lệnh cấm. Từ đó người điều khiển phương tiện phải nắm được các quy định để tuân thủ.

Lưu ý: Biển báo này chỉ áp dụng đối với các loại xe cơ giới. Các loại xe được ưu tiên sẽ không phải chấp hành biển bảo này như các loại xe:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
  • Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe phải có xe cảnh sát dẫn đường.
  • Xe thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
  • Xe thực hiện nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo hướng dẫn của pháp luật.

Vì vậy, hiện nay pháp luật không đặt ra ưu tiên đối với trường hợp chủ phương tiện có biển cấm đỗ trước cửa nhà. Căn cứ theo các quy định nêu trên thì khi có biển cấm đỗ xe trước cửa nhà thì vẫn phải chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Chủ nhà chỉ có quyền đỗ xe đối với phần đất theo ranh giới nhà mình. Còn hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do Nhà nước quản lý nên phải chấp hành đúng theo hướng dẫn của Luật giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Tự đặt biển cấm đỗ xe trước cửa nhà được không?

Hiện nay, pháp luật chưa đặt ra quy định về việc đỗ xe trước cửa nhà dân. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì chỉ cấm đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở đơn vị, tổ chức.

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ sẽ do Bộ trưởng Giao thông – Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Do đó, không cá nhân, đơn vị, tổ chức nào được phép tự ý lập các biển báo giao thông, trong đó có các biển cấm dừng, đỗ xe.

Theo đó có thể khẳng định rằng, các biển cấm dừng, đỗ xe do người dân tự ý lập ra không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc do đỗ xe trước cửa nhà người dân thì người điều khiển phương tiện nên đỗ xe sao cho không làm ảnh hưởng đến lối đi ra vào nhà của người khác hoặc tránh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán ở gần nơi đỗ xe.

Vì vậy, người dân không nên tự ý lắp đặt biển cấm đỗ xe tại phần vỉa hè, hành lang công cộng, phần lòng đường,…trước cửa nhà mình mà chỉ được phép lắp biển cấm đỗ xe trên phần diện tích đất được nhà nước cấp phép sử dụng

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LVN Group liên quan đến “Biển cấm đỗ xe trước cửa nhà”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, dịch vụ công chứng tại nhà, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, trích lục kết hôn bản sao, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900.0191 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

  • Cách nộp phạt giao thông qua ngân hàng nhanh
  • Hướng dẫn cách nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện nhanh
  • Hướng dẫn cách tra cứu biên bản vi phạm giao thông nhanh chóng năm 2022

Giải đáp có liên quan

Có được dừng xe trước biển cấm đỗ không?

Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Biển cấm đỗ xe có hiệu lực cấm đỗ xe đối với các phương tiện tham gia giao thông tại đoạn đường có đặt biển cấm đỗ. Được xác định đối với vị trí xung quanh lắp đặt. Chính vì vậy, phương tiện có thể dừng xe trước biển cấm đỗ khi đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của pháp luật. Tuy nhiên nếu là biển cấm dừng xe và đỗ xe (P.130) thì không được phép dừng xe trong phạm vi hiểu lực của biển báo.

Đỗ xe sai quy định biển cấm đỗ trước cửa nhà phạt bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp biển cấm đỗ trước cửa nhà thuộc hệ thống lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ thì căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị thay thế bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;”

Vì vậy, theo hướng dẫn nêu trên việc bạn điều khiển xe máy có hành vi dừng xe đỗ xe sai quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com