Thưa LVN Group, tôi có đang xuất khẩu một lô sản phẩm tôm ra nước ngoài. Tôi vẫn chưa nắm rõ lắm về các vấn đề về chống pháp giá là gì? Cần tuân thủ những gì khi tham gia xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài. Hiệp định chống phá giá (ADA) trong khuôn khổ WTO được quy định thế nào? Mong LVN Group tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để trả lời câu hỏi của bạn; cũng như vấn đề: Hiệp định chống phá giá trong khuôn khổ WTO? ; Cần phải làm thế nào? Đây chắc hẳn; là câu hỏi của; rất nhiều người để trả lời câu hỏi đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng cân nhắc qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Văn bản hướng dẫn
- Hiệp định ᴠề chống bán phá giá – GATT 1994
Khái niệm về bán phá giá
Bán phá giá là thuật ngữ kinh tế có nguồn gốc chỉ hành động định giá thấp của doanh nghiệp. Khái niệm này ban đầu không phân biệt thị trường nội địa hay thị trường quốc tế. Tuy nhiên, luật pháp các nước thường quy định về bán phá giá cho cả thị trường nội địa là một loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có quy định riêng về bán phá giá quốc tế áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Do vậy, ngày nay nói đến bán phá giá là nói đến bán phá giá quốc tế.
Trong pháp luật quốc tế, vấn đề bán phá giá (và chống bán phá giá) lần đầu được quy định trong Hiệp định GATT năm 1947 và dần trở thành một trong những chủ đề gây tranh cãi trong WTO cũng như các diễn đàn kinh tế, thương mại. Định nghĩa pháp lí về bán phá giá được nêu rất cụ thể trong Hiệp định ADA. theo đó một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại bình thường (giá trị bình thường) của sản phẩm tương tự được tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu. WTO không đề cập trường hợp bán phá giá sản phẩm tương tự trong thị trường nội địa của một nước
Phân tích biện pháp thuế chống bán phá giá.
Biện pháp chống bán phá giá thường được quy định là đánh thuế quan bổ sung lên sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm đẩy giá của sản phẩm đó ngang bằng với “giá trị bình thường” hoặc nhằm chấm dứt tổn hại mà ngành sản xuất của nước nhập khẩu phải chịu. Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng nếu việc phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại vật chất đáng kể cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Do đó, trước khi áp dụng biện pháp chống phá giá, nước nhập khẩu phải tiến hành điều tra kĩ càng, phù hợp với những quy trình tố tụng cụ thể. Cuộc điều tra phải cho phép đánh giá được tất cả các yếu tố kinh tế cần thiết có ảnh hưởng tới tình hình của ngành kinh tế bị tổn hại.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những tổn hại do việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước). Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia.
Nguyên tắc chung nêu ra những Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hoá bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc giá khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO và luật pháp của rất nhiều nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hoá được bán phá giá gây tổn hại đáng kể hay đe doạ gây tổn hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu.
Vì vậy, nếu một hàng hoá được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây tổn hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế chống bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá khác. Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về số lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm cho người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó khăn cho việc hình thành sản xuất trong nước. Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: Một là biên độ phá giá từ 2% trở lên; hai là số lượng, trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hoá tương tự mới nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hoá tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%). Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính uỷ quyền, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá cộng thêm khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống phá giá theo hướng dẫn của WTO
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó. Vậy điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì? Mời các bạn cùng theo dõi.
Theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá- GATT 1994 của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu đơn vị có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá(với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
Trong đó:
Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị tổn hại đáng kểhoặc bị đe doạ tổn hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “tổn hại”)
Việc xác định “tổn hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có tổn hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
-Về cách thức, các tổn hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: tổn hại thực tiễn, hoặc nguy cơ tổn hại(nguy cơ rất gần);
-Về mức độ, các tổn hại này phải ở mức đáng kể;
-Về phương pháp, các tổn hại thực tiễn được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và tổn hại nói trên.
Tùy thuôc vào việc mỗi quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đẻ xác định mối quan hệ này. Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán giá và tổn hại xảy ra, các phân tích. kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu…..
Một mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu không nhiều có thể bị kiện chống bán phá giá không?
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không được áp thuế đối kháng) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3%tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu. Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chế này.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nước đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.
Liên hệ ngay:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Hiệp định chống phá giá trong khuôn khổ WTO”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 1900.0191.
Bài viết có liên quan:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình được không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Giải đáp có liên quan:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT-94.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, hay còn gọi là hiệp định GATT-94 được xây dựng theo nguyên tắc của mô hình ba cấp, bao gồm:
Hiệp định GATT-94 được bắt đầu bằng nguyên tắc cơ bản: thương mại không phân biệt đối xử.
Các hiệp định bổ sung và các phụ lục bao gồm các điều khoản đặc biệt liên quan đến những ngành hoặc những vấn đề chuyên biệt.
Danh mục và chi tiết nêu cam kết của mỗi nước mở cửa thị trường nội địa của mình cho các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài.
Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
Trong trường hợp ѕản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước хuất хứ hàng hóa mà được хuất khẩu ѕang lãnh thổ Thành ᴠiên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng hóa khi được bán từ nước хuất khẩu ѕang nước nhập khẩu thông thường ѕẽ được ѕo ѕánh ᴠới mức giá có thể ѕo ѕánh được tại nước хuất khẩu. Tuу nhiên, có thể đem ѕo ѕánh ᴠới mức giá tại nước хuất хứ hàng hóa, ᴠí dụ như trong trường hợp ѕản phẩm chỉ đơn thuần chuуển cảng qua nước хuất khẩu hoặc ѕản phẩm đó không được ѕản хuất tại nước хuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra ѕo ѕánh tại nước хuất khẩu hàng hóa.