Mức phạt uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn thế nào?

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng do người điều khiển sử dụng rượu, bia. TNGT không chỉ gây tổn hại về người và tài sản mà còn để lại nỗi đau, sự mất mát lớn cho nhiều gia đình. Mức phạt uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của LVN Group.

Mức phạt uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn

Rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ TNGT ở nước ta. Có khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết do TNGT có liên quan đến rượu, bia và đang có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mức độ khác nhau.

TNGT là gánh nặng vật chất đối với những người trong cuộc. Người mất đi để lại những nỗi đau dai dẳng cho người thân, còn những người bị thương tật do TNGT không những trở thành gánh nặng cho gia đình mà bản thân họ còn chịu sự đau đớn kéo dài. 

Luật Giao thông đường bộ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có bao gồm hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Mức xử phạt hành chính khi sử dụng rượu bia vượt quá nồng độ cồn cho phép hiện nay như sau:

Đối với xe ô tô

Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối hành vi:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Đối với xe đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Mức phạt uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn thế nào?

Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi :

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định người nào tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác/ gây tổn hại cho người khác thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự, an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
  • Gây tổn hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Tại một số nước, vi phạm nồng độ cồn ở mức cao có thể bị xử lý hình sự ngay dù chưa cần gây hậu quả. Vi phạm nồng độ cồn cũng có thể bị tước giấy phép vĩnh viễn, tịch thu phương tiện và bắt lao động công ích.

Để giảm TNGT do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia, công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các đơn vị thông tấn, báo chí cần đổi mới và tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Phân tích tác hại của việc sử dụng rượu, bia dẫn tới TNGT, góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội, hạ tầng số và các khung giờ vàng trên sóng truyền hình.

Liên quan đến TNGT, thời gian qua, đã có rất nhiều thông điệp được tuyên truyền như: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, “Phía trước tay lái là tính mạng”… nhưng hiệu quả của việc thực hiện những thông điệp này đều phụ thuộc vào ý thức của mỗi người. Vì thế, rất cần việc tuần tra kiểm soát của các đơn vị chức năng để phát hiện, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn.

Hình phạt đủ sức răn đe, cảnh tỉnh, cùng với đó là ý thức tự giác chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện chính là hai vấn đề mấu chốt để kéo giảm tỷ lệ TNGT, nhất là các vụ TNGT có nguyên nhân từ rượu, bia.

Mời bạn xem thêm:

  • Uống rượu bia khi lái xe có bị phạt tù theo hướng dẫn của pháp luật?
  • Lái xe uống rượu đâm chết người bị xử phạt thế nào?

Liên hệ ngay với LVN Group

Trên đây là tư vấn của LVN Group. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty giá rẻ, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của LVN Group, hãy liên hệ  1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Người chưa đủ 16 tuổi lái xe máy gây tai nạn giao thông có phạm tội không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 và Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe tham gia giao thông. Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây tổn hại cho người khác khi tham gia giao thông nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối với trường hợp người vi phạm chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Người có hành vi giao xe máy cho người dưới 16 tuổi điều khiển gây tai nạn có phải đi tù không?

Người có hành vi giao xe máy cho người dưới 16 tuổi điều khiển khi biết rõ người đó chưa đủ độ tuổi điều khiển xe máy tham gia giao thông đường bộ, dẫn đến hậu quả làm chết 01 người thì tùy vào tính chất của hành vi, mức độ tổn hại, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Xử phạt thế nào với hành vi gây tai nạn khi không có bằng lái xe máy

Căn cứ quy định Luật giao thông, nếu đã đủ tuổi lái xe nhưng không có bằng lái xe mà lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 100 cm3 trở lên thì đã vi phạm quy định về an toàn khi tham gia giao thông, nếu xác định lỗi lái xe là nguyên nhân trực tiếp đến vụ tai nạn gây ra cái chết đối với nạn nhân thì căn cứ theo kết luận của đơn vị điều tra  có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com