Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?

Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?

Kính chào LVN Group. Vì một vài lý do cá nhân nên trong quá trình công tác tôi có gián đoạn thời gian tham gia bảo hiểm y tế là 1 tháng. Tôi muốn hỏi rằng ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không? Khi đóng BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì? Mong được LVN Group trả lời, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LVN Group. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Văn bản hướng dẫn

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Luật bảo hiểm y tế 2008
  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?

Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

Theo đó, để được tính 5 năm liên tục, người tham gia BHYT phải đóng từ đủ 05 năm liên tục, trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.

Vì vậy, dù đóng BHYT gián đoạn nhưng thời gian gián đoạn không quá 03 tháng thì người tham gia vẫn được tính thời gian này vào thời gian đóng BHYT 05 năm liên tục.

Ví dụ: Chị A đi làm và tham gia BHYT tại công ty từ tháng 01/2020 đến tháng 4/2021 thì nghỉ việc, thời gian 5 năm liên tục được ghi nhận trên thẻ là ngày 01/10/2022.

Vì không đi làm nên đến ngày 10/6/2021, chị A đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình. Vì vậy thời gian ngắt quãng không tham gia BHYT của chị A là hơn 01 tháng (chưa quá 03 tháng) nên chị A vẫn được tính thời gian đủ 5 năm liên tục là ngày 01/10/2022.

Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?

Đóng BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì?

Mức hưởng BHYT của người tham gia BHYT 5 năm liên tục được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

Theo đó, người tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa trong phạm vi thanh toán của quỹ BHYT nếu:

– Đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

– Đã có số tiền đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (hiện nay tương đương 8,94 triệu đồng).

Trong đó, số tiền đồng chi trả được hiểu là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với đơn vị BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT. Ví dụ: Mức hưởng BHYT của anh A là 80% thì anh này phải đồng chi trả 20% trong tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Lưu ý: Người tham gia BHYT tự đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh sẽ không được tính vào phần chi phí cùng chi trả để hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục (theo điểm a Mục 3 Công văn 627/BYT-BH ngày 27/01/2021).

Làm thẻ bảo hiểm y tế cần những gì?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Một bộ hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện gồm những giấy tờ sau:

  • Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.
  • Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
  • Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại đơn vị BHXH của xã, phường, thị trấn nơi cư trú. 

Sau khi được cán bộ kiểm tra về tính xác thực thông tin bộ hồ sơ trên. Sau khi đối chiếu xong nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn phải nộp tiền để đóng bảo hiểm y tế.

Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế 

Trong thời hạn 10 ngày công tác kể từ ngày đơn vị bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình.

Thủ tục hưởng quyền lợi về BHYT khi đóng 5 năm liên tục.

* Nếu người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám, chữa bệnh đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở: Chỉ cần thực hiện đúng thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.

* Người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở: Đến đơn vị bảo hiểm xã hội để thanh toán số tiền đồng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Hồ sơ gồm:

– Thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục …” hoặc xác nhận tham gia 5 năm liên tục đến thời điểm phát sinh chi phí khám, chữa BHYT.

– Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao).

– Hóa đơn viện phí (bản chính).

Có thể bạn quan tâm

  • Sinh viên được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?
  • Hành vi gian lận bảo hiểm y tế bị xử lý thế nào?
  • Bảo hiểm y tế có chi trả khi điều trị tại bệnh viện tư nhân

Liên hệ ngay với LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn về Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có câu hỏi về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục trích lục ghi chú kết hôn, thủ tục thành lập công ty hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 1900.0191 hoặc các kênh sau:

  • Facebook : www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtobe: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Quỹ bảo hiểm y tế là gì?

Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác; được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

Làm bảo hiểm y tế cần những giấy tờ gì?

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh mức hưởng.
– Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người: bổ sung giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể người”.

Những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc?

Theo luật pháp hiện hành có 6 nhóm đối tượng được xác định khi tham gia BHYT:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
– Nhóm do đơn vị BHXH đóng;
– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com