Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực phát triển kinh tế. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ giáo dục ở Việt Nam hiện nay thế nào? Hãy cùng LVN Group tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Thực trạng giáo dục vùng dân tộc thiểu số rất ít người và kiến nghị, đề xuất.
Các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) thường cư trú tập trung tại vùng cao, biên giới, thuộc các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Giao thông đi lại khó khăn do độ dốc lớn, vào mùa mưa hầu hết các bản bị cô lập với khu vực xung quanh; điện, nước sinh hoạt còn thiếu; trang thiết bị cơ sở y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm lo sức khỏe của người dân.
Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các DTTSRIN, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua nhiều các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định Chính phủ. Trong đó, có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các DTTSRIN người giai đoạn 2010-2015; Nghị định số 57/2017/QĐ- TTg ngày 09/5/2017 của Chính phủ, về chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các DTTSRIN ( dưới 10.000 người). Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trường, lớp tại các thôn, bản có học sinh DTTSRIN đã được đầu tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh DTTSRIN được nâng lên.
Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng học sinh DTTSRIN bỏ học, nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con em còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học. Các làng, bản có DTTSRIN cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên một số học sinh chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ học sau khi học xong cấp tiểu học hoặc THCS. Điều kiện kinh tế của đồng bào DTTSRIN còn khó khăn, đa số là hộ nghèo, hộ cận nghèo; học sinh DTTSRIN cấp THCS, THPT là lao động chính trong gia đình, nên các em phải đi làm để phụ giúp gia đình.
Để tiếp tục phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số rất ít người, Chính phủ cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số trong nhóm dân tộc có nguồn nhân lực thấp (gồm 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và một số dân tộc: Kháng, Gia Rai, Ba Na, Mông, Thái, Khmer, Raglai, Xtiêng, Khơ Mú, Co, Giẻ Triêng) học cao học, nghiên cứu sinh và được ưu tiên trong tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức. Các địa phương có DTTSRIN cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục đối với các DTTSRIN; quan tâm việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; thường xuyên giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các DTTSRIN; làm tốt công tác quy hoạch nguồn nhân lực DTTSRIN, có chính sách ưu tiên xét tuyển học cử tuyển và đảm bảo bố trí việc làm cho người học cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non.
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện – Nguồn nhân lực – Khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2025. Đầu năm 2021, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết quy định các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non. Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đã chủ động, tích cực tuyên truyền chính sách pháp luật dưới nhiều cách thức nhằm nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh, nhân dân tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong triển khai thực hiện.
Qua giám sát của Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh cho thấy: Hệ thống mạng lưới trường lớp mầm non trên địa bàn tỉnh được quy hoạch, mở rộng, đa dạng các loại hình, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; năm học 2021 – 2022, cấp học mầm non toàn tỉnh có 197 trường (trong đó, 15 trường tư thục, 03 trường liên cấp mầm non – tiểu học và THCS), có 842 điểm trường lẻ. Tổng số 2.331 nhóm, lớp, với tổng số trẻ 57.801, trong đó trẻ mẫu giáo 4 tuổi đạt 97%, mẫu giáo 5 tuổi duy trì 99,8%. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được quan tâm đầu tư. Diễn biến dịch Covid -19, các cơ sở giáo dục đã điều chỉnh thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tiễn đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.
Thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ giáo dục.
Chuyển đổi cách thức dạy gây băn khoăn, lúng túng
Báo cáo nêu rõ từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến ngành giáo dục. Trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp. Nhiều giáo viên, trẻ em, học sinh bị mắc COVID-19. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theo đúng kế hoạch.
Công tác dạy và học, phát triển đội ngũ, tài chính và bảo đảm chất lượng giáo dục cũng như tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh bị tác động lớn.
Giáo dục mầm non bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến nền nếp, thói quen, chế độ sinh hoạt theo độ tuổi của khoảng 4 triệu trẻ em, nhất là ở các khu đô thị, địa phương có khu công nghiệp. Đối với trẻ 5 tuổi, việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng vào lớp 1 theo Chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi còn hạn chế, gây khó khăn khi học chương trình lớp 1 ở tiểu học của trẻ.
Ngưng trệ nhiều hoạt động văn hóa
Dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, nhận thức của thanh niên
Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn thanh niên, đặc biệt là đối tượng lao động trẻ bị chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương… nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và không có giao kết hợp đồng lao động. Dịch bệnh tác động đến tâm trạng, tư tưởng, đời sống của thanh niên, nhất là những người đang đi học, đi làm… bị ảnh hưởng trực tiếp.
Bài viết có liên quan
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Liên hệ ngay
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ giáo dục ở Việt Nam hiện nay″. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan như thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ bảo hộ bản quyền tác giả trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.
Liên hệ hotline: 1900.0191.
- FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
- Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx
Giải đáp có liên quan
Chế độ trợ cấp xã hội cho học sinh sinh viên là những chính sách nhằm hổ trợ học sinh; sinh viên có điều kiện hơn trong việc tiếp cận giáo dục thông qua các cách thức như:
Chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập; hệ chính quy, dài hạn – tập trung thuộc các diện sau đây:
Người dân tộc ít người ở vùng cao.
Người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
Người tàn tật theo hướng dẫn chung của Nhà nước và gặp khó khăn về kinh tế.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế vượt khó học tập.
Nếu bạn là học viên; sinh viên và học sinh các cơ sở đào tạo trường đại học; cao đẳng và trung cấp khối ngành sức khỏe tình nguyện tham gia được cử đi hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quyết định của đơn vị có thẩm quyền, thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp theo hướng dẫn.