Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không?

Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không?

Tiền lương KPI được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Lương theo KPI là mức lương được trả theo hiệu quả công việc của người lao động. Nhiều bạn đọc câu hỏi và gửi câu hỏi đến LVN Group rằng: Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không? Bài viết dưới đây của sẽ trả lời câu hỏi trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Văn bản hướng dẫn

Bộ luật Lao động năm 2019

Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Trong đó, điểm b khoản 2 Điều này cũng nêu rõ các khoản phụ cấp, trợ cấp thuộc tiền lương tiền công mà không bị tính thuế TNCN, bao gồm:

– Phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn của pháp luật về ưu đãi người có công;

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi công tác có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo hướng dẫn của pháp luật;

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo hướng dẫn của pháp luật về BHXH;

– Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

– Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo hướng dẫn.

Vì vậy, lương KPI hưởng theo hiệu quả công việc không thuộc các khoản trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế TNCN. Do đó, tiền lương KPI cũng sẽ được cộng vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế TNCN. Nếu người lao động có thu nhập cao sẽ phải nộp thuế TNCN theo hướng dẫn.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ theo từng loại đối tượng phải nộp thuế TNCN sẽ có cách tính thuế TNCN tương ứng. Theo quy định, 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Với cá nhân cư trú, sẽ có 2 trường hợp:

  • Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
  • Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. 

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với từng trường hợp cụ thể như sau:
Với cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Lưu ý, Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
Trong đó, các khoản giảm trừ gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế;
  • Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công sẽ gồm:

  • Phần tiền lương công tác ban đêm, làm thêm giờ;
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam công tác cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Đối với trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng, căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, NLĐ sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không?

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Trong khi đó, với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

 Thuế thu nhập cá nhân = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương NLĐ nhận được trong kỳ tính thuế.
Cùng với đó, nếu lao động ký hợp đồng thử việc và có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế 10%.

Tiền lương KPI có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Khoản 2 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo hướng dẫn của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Mặt khác, theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/BLĐTBXH. 

Tuy nhiên thông tư này đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và được thay thế bởi Thông tư 10/2020/BLĐTBXH. Theo đó, khoản bổ sung khác tính đóng BHXH sẽ được xác định theo tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

Vì vậy, tiền lương đóng BHXH của người lao động được xác định là các khoản tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được mức cụ thể và được trả thường xuyên mỗi kỳ trả lương. Theo đó, tiền lương đóng BHXH sẽ mang tính cụ thể, ổn định và được chi trả trong mỗi kì trả lương. 

Trong khi đó, tiền lương KPI được trả theo hiệu suất công việc mà người lao động công tác nên không phải tháng nào người lao động cũng được nhận và số tiền được trả theo KPI của mỗi tháng cũng có thể là khác nhau.Do vậy, đây là khoản thu nhập có thể xác định được mức lương cụ thể nhưng sẽ không được trả thường xuyên trong mỗi kì trả lương mà phục thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Do đó, có thể thấy, tiền lương KPI trong trường hợp này sẽ không tính vào mức lương đóng BHXH của người lao động. 

Bài viết có liên quan

  • Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
  • Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
  • Giá đất tái định cư được tính thế nào?
  • Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015

Liên hệ ngay

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không?”. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, tìm hiểu về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất… Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời. 

Liên hệ hotline: 1900.0191.

  • FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Quy chế trả lương theo KPI là gì?

Quy chế trả lương theo KPI có thể hiểu là văn bản nội bộ trong doanh nghiệp quy định về nguyên tắc, cách thức tính lương, chi trả lương cho chuyên viên theo các chỉ số đánh giá về tính hiệu quả công việc (theo KPI)

KPI là gì?

KPI là chữ cái viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator. KPI được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. KPI thường được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc bộ phận của doanh nghiệp.

Lợi ích của việc xây dựng quy chế trả lương theo KPI

Quy chế trả lương theo KPI giúp tạo cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tính lương, trả lương đối với cán bộ, chuyên viên trong công ty
Quy chế trả lương theo KPI giúp đo lường hiệu suất công tác của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra
Quy chế trả lương theo KPI giúp cấp quản lý đưa ra chế độ lương thưởng hợp lý, từ đó có thể tạo động lực cho chuyên viên hoàn thành tốt công việc được giao

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com