Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

Trích khấu hao TSCĐ là một hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp có tài sản cố định. Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được quy định cụ thể thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của LVN Group để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Văn bản hướng dẫn

  • Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Nội dung tư vấn

Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định là hiện vật được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc quản lý của công ty. Theo luật hiện hành, một tài sản của công ty được xem như tài sản cố định khi nó có giá trị lớn (trên 30 triệu đồng). Tài sản cố định bao gồm 2 loại. Đó là: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng của công ty là văn bản được lập ra khi có sự bàn giao tài sản cố định. Mẫu quyết định này do doanh nghiệp lập ra trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. 

Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất

Khấu hao tài sản cố định: Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất; kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản. Đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

  • TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
  • TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý; mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
  • TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
  • TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động công tác tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
  • TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được đơn vị có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
  • TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất; hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
  • Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này không phải trích khấu hao,. Chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất
  • Quy định về tài sản cố định
  • Các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định theo pháp luật hiện hành

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề “Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của LVN Group, hãy liên hệ: 1900.0191.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/lvngroup
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Có các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định nào?

– Phương pháp khấu hao đường thẳng.
– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
– Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp có được thay đổi phương pháp trích khấu hao TSCĐ không?

Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao. Doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng. Đồng thời, phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị thuế quản lý trực tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com