Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?

Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?

Trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay; khi đi công tác công vụ, công tác tại đơn vị, công sở, công tác tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, cá nhân phải có và xuất trình Giấy đi đường theo đúng mẫu do đơn vị, tổ chức cấp, xác nhận khi được kiểm tra. Một trong những yêu cầu là Giấy đi đường phải được cấp cho đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, một số người lại xin, mua hoặc làm giả giấy đi đường là vi phạm quy định của pháp luật. Vậy hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt thế nào?

Hãy cùng LVN Group tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Văn bản hướng dẫn

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Giấy đi đường là gì?

Giấy đi đường là một loại văn bản, tài liệu giấy tờ dùng làm căn cứ để người lao động hay cán bộ công chuyên viên chức làm một số thủ tục khi đến địa điểm công tác theo sự phân công nhiệm vụ nhất định của đơn vị.

Đồng thời, giấy đi đường cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để người lao động hay cán bộ công chuyên viên chức sử dụng để làm căn cứ và cơ sở nhằm thanh toán các khoản tài chính được cho là phí công tác sau khi đã hoàn thành quá trình công tác theo sự chỉ đạo từ cấp trên có thẩm quyền.

Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt thế nào?

Xử phạt hành chính

Người xin, mua; hoặc làm giả giấy đi đường và đơn vị, tổ chức cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng, đúng mục đích là vi phạm quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất; mức độ và hậu quả xảy ra có thể bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ, hành vi ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết; theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2021 của Chính phủ là “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch; và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của đơn vị y tế”; bị phạt tiền 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Chính vì thế; nhiều đối tượng làm giả giấy đi đường để ra ngoài; hoặc bán đi nhằm chuộc lợi.

Xử lý hình sự

Người làm giả Giấy đi đường thậm chí còn có thể bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của đơn vị, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của đơn vị, tổ chức; được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của đơn vị, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Trường hợp nào không cần giấy đi đường hiện nay?

Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường. Căn cứ, cá nhân đi mua lương thực; thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu sẽ do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn duyệt; cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.

Đối với cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về sẽ không áp dụng Giấy đi đường; cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh (bệnh án, giấy hẹn của bệnh viện…); kèm theo Căn cước công dân (CCCD) hoặc Chứng minh thư nhân dân (CMTND).

Trường hợp cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các đơn vị ngoại giao theo giấy hẹn của đơn vị ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án cũng sẽ không áp dụng Giấy đi đường; cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm CCCD; hoặc CMTND và Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

Bài viết có liên quan:

  • Quy trình cấp giấy đi đường có mã QR theo hướng dẫn thế nào?
  • Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường bị xử lý thế nào theo hướng dẫn?
  • Ảnh chụp, bản sao có được thay thế giấy tờ xe khi đi đường?

Liên hệ LVN Group

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LVN Group về Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt thế nào?.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì câu hỏi nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường có bị xử lý về Tội làm giả con dấu, tài liệu của đơn vị, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của đơn vị, tổ chức không?

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi làm giả, sử dụng mã QR giả mạo còn có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của đơn vị, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của đơn vị, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi.

Cán bộ ký giấy đi đường không hợp pháp có bị xử lý không?

Cán bộ ký giấy đi đường không hợp pháp bị xử lý theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ. Mặt khác còn có thể bị xử lý kỷ luật theo điều 7 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định các cách thức sử phạt người có thẩm quyền khi cấp giấy đi đường sai quy định.

Cấp giấy đi đường không đúng đối tượng có bị phạt không?

Việc trên Giấy đi đường có chữ ký thật của người uỷ quyền, sử dụng con dấu thật của đơn vị, tổ chức nhưng cấp không đúng đối tượng là nội dung của giấy tờ này không đúng quy định của pháp luật. Người vi phạm có thể bị xem xét xử lý hình sự về Tội giả mạo trong công tác, được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com