Con dấu có màu mực xanh có được không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Con dấu có màu mực xanh có được không?

Con dấu có màu mực xanh có được không?

Có quy định về màu mực ký trong biên bản, quyết định hành chính không?

Nội dung này chị căn cứ tại Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư quy định về ký ban hành văn bản như sau:

– Cơ quan, tổ chức công tác theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do đơn vị, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

– Cơ quan, tổ chức công tác theo chế độ tập thể

Người đứng đầu đơn vị, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của đơn vị, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu đơn vị, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu đơn vị, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

– Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu đơn vị, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của đơn vị, tổ chức ủy quyền.

– Người đứng đầu đơn vị, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc đơn vị, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế công tác hoặc quy chế công tác văn thư của đơn vị, tổ chức.

– Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu đơn vị, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do đơn vị, tổ chức ban hành.

– Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.

– Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo hướng dẫn tại Phụ lục I Nghị định này.

Theo như quy định trên về màu mực ký trong biên bản, quyết định hành chính thì khi ký văn bản giấy dùng bút mực màu xanh, không được dùng các loại mực dễ phai.Con dấu có màu mực xanh có được không?

Sử dụng con dấu có bắt buộc dùng màu mực xanh giống với chữ ký trong biên bản, quyết định hành chính không?

Theo Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:

– Sử dụng con dấu

+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo hướng dẫn.

+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

+ Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên đơn vị, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

+ Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu đơn vị, tổ chức quy định.

+ Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

– Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật

Thiết bị lưu khóa bí mật của đơn vị, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do đơn vị, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

Vì vậy, về việc sử dụng con dấu trong biên bản, quyết định hành chính thì dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo hướng dẫn của pháp luật.

Việc quản lý, sử dụng con dấu thuộc trách nhiệm có quan nào?

Theo Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:

– Người đứng đầu đơn vị, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư đơn vị quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của đơn vị, tổ chức theo hướng dẫn.

– Văn thư đơn vị có trách nhiệm

+ Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của đơn vị, tổ chức tại trụ sở đơn vị, tổ chức.

+ Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của đơn vị, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của đơn vị, tổ chức phải được lập biên bản.

+ Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do đơn vị, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.

+ Chỉ được đóng dấu, ký số của đơn vị, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện.

– Cá nhân có trách nhiệm tự bảo quản an toàn thiết bị lưu khóa bí mật và khóa bí mật.

Vì vậy, người đứng đầu đơn vị, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư đơn vị quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của đơn vị, tổ chức theo hướng dẫn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com