1. Người thân bị tạm giam có vào gặp được không ?

Xin chào công ty Luật LVN Group, tôi có người nhà mới bị tạm giam về tội cố ý gây thương tích, gia đình chúng tôi muốn gặp mặt và gửi ít đồ ăn vào cho anh ấy nhưng không biết có được phép gửi hay không?
Mong công ty tư vấn giúp tôi sớm, tôi xin cảm ơn.

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Như vậy, gia đình bạn có thể gặp mặt thân nhân đang bị tạm giữ, tuy nhiên khi đến thăm gặp người người đến thăm sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Về việc gửi đồ vào cho người đang bị tạm giữ, tạm giam thì khoản 2 Điều 27 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định như sau:

2. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần.

Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.

Căn cứ theo quy định trên thì gia đình bạn có thể gửi đồ ăn và đồ sinh hoạt cho người bị tạm giữ, tạm giam nhưng phải đảm bảo không vượt quá định lượng về đồ ăn và không thuộc các vật bị cấm gửi.

 

2. Bị can có được bồi thường trong thời gian tạm giam mà không có tội?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Cơ quan cảnh sát Điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thời hạn tạm giam là 4 tháng đến nay tạm giam được 2 tháng nhưng CQCSĐT xác định bị can không có tội vậy phải làm gì? và bị can có được bồi thường trong thời hạn tạm giam không ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư phân tích:

2.1. Xử lý khi bị can đang bị tạm giam mà xác minh không có tội ?

Căn cứ Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 230. Đình chỉ điều tra

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.

Căn cứ Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự:

Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Như vậy, nếu xác minh người đang bị tạm giam để điều tra, xét thấy hành vi của người bị tạm giam không cấu thành tội phạm hoặc không có sự việc phạm tội thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra thì mọi biện pháp ngăn chặn phải được hủy bỏ theo điều 125 bộ luật tố tụng hình sự 2015, tức là phải thả người đang bị tạm giam.

 

2.2. Trách nhiệm bồi thường khi tạm giam trái luật:

Căn cứ Điều 5 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017:

Điều 5. Quyền yêu cầu bồi thường

Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:

1. Người bị thiệt hại;

2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;

3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;

4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Căn cứ điều 18 Luật bồi thường nhà nước 2017:

Điều 18. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

6. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

7. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;

8. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

9. Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

10. Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này bị thiệt hại.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật bồi thường nhà nước:

Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

Người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm.

Như vậy, người bị tạm giam mà có quyết định hủy bỏ tạm giam do người này không thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường

Căn cứ điều 35 Luật bồi thường nhà nước 2017:

Điều 35. Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự

Viện kiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:

1. Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng người bị bắt, bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;

2. Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

3. Đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;

4. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

5. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;

6. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

7. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.

Để được bồi thường, Người bị thiệt hại do quyết định của Viện kiểm sát quy định tại Điều 35của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó trong thời hạn.

Nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định của pháp luật, người thiệt hại có thể khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Các khoản thiệt hại yêu cầu bồi thường bao gồm:

Điều 23. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Điều 24. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

Điều 25. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

Điều 26. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm

Điều 27. Thiệt hại về tinh thần

Điều 28. Các chi phí khác được bồi thường.

 

3. Xử lý khi bị khởi tố tạm giam được minh oan vô tội ?

Kính chào Luật LVN Group: Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Cơ quan cảnh sát Điều tra (CQCSĐT) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với thời hạn tạm giam là 4 tháng đến nay tạm giam được 2 tháng thì CQCSĐT xác định bị can không có tội. Vậy trong trường hợp này cần phải làm gì ? Và bị can có được bồi thường trong thời hạn tạm giam không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước số 2017 quy định:

Điều 18. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

6. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

7. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;

8. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

9. Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

10. Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này bị thiệt hại.

Như vậy, trường hợp này được bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp này, anh có quyền làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Theo khoản 2 điều 35 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 quy định trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự như sau: ” Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;”. Như vậy, theo các quyết định nêu trên, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nơi đã phê chuẩn quyết định tạm giam của cơ quan tiến hành điều tra.

Về mặt thủ tục giải quyết bồi thường sẽ được tiến hành theo điều 34 luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Anh sẽ gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định tạm giam. Trong đơn thì phải có các nội dung chính như khoản 3 điều 41 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 quy định:

Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:

a) Văn bản yêu cầu bồi thường;

b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;

d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:

a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;

b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;

c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.

3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;

b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;

c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;

d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;

đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;

e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);

g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);

i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).

Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.

4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.

Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.

5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.

 

4. Bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam trái pháp luật thì bị xử lý như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tha người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trái pháp luật thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? nếu người được tha bỏ trốn thì bị xử lý như thế nào?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 378 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, bị giam, giữ. Cụ thể là hành vi “ra quyết định trả tự do” hoặc hành vi “tự ý trả tự do” cho người đang bị giam, giữ.

Ra quyết định trả tự do trái pháp luật người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam là hành vi của người có thẩm quyền trong việc huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao hoặc lạm quyền, cố ý ra quyết định huỷ bỏ việc bắt, tạm giữ, tạm giam, trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam hoặc thay thế tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác,…trái với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

Việc ra quyết định huỷ bỏ lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam , trả lại tự do cho người bị tạm giam không có căn cứ mặc dù có đủ căn cứ để khởi tố và tạm giam đối với người bị tạm giữ nhưng lại trả tự do cho họ; không có đủ căn cứ để trả tự do nhưng lại trả tự do cho người bị tạm giam,… hoặc trái với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Ví dụ: việc điều tra chưa hoàn tất nhưng vẫn trả tự do cho người bị tạm giam, tạo điều kiện cho họ bỏ trốn; trả tự do cho người bị tạm giam không đúng thẩm quyền hoặc thủ tục do pháp luật quy định,… các trường hợp trên đều bị coi là tha trái pháp luật người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam.

+ Tự ý trả tự do trái pháp luật cho người đang bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam là hành vi của người không có chức vụ, quyền hạn trong việc ra quyết định huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, không có quyền quyết định việc trả tự do cho người đang chấp hành hình phạt tù,… nhưng do nhiệm vụ được giao, lại có những quyền hạn nhất định liên quan đến người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ đã tự ý tha trái pháp luật người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam.

Hành vi tự ý trả tự do trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam có thể là việc trả tự do cho người đó khi không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tự ý cho phép người đang chấp hành hình phạt tù được phép đi ra ngoài, đi khỏi nơi bắt giữ trái với chế độ thi hành án phạt tù,…

+ Các hành vi khác nhằm mục đích tha trái pháp luật người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam bao gồm các hành vi dưới hình thức này hay hình thức khác, nhằm đặt người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam ra ngoài sự kiểm soát, quản lý của pháp luật điều là hành vi phạm tội tha trái pháp luật người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam.

+ Người thực hiện hành vi này phải là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Ở mỗi loại hành vi phạm tội, chủ thể của tội phạm có những đặc điểm riêng biệt cụ thế như sau:

– Người thực hiện hành vi này có thể là những cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp như: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Chánh án, phó Chánh án Toà án nhân dân các cấp; Trưởng công an, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên.

– Đối với hành vi tự ý trả tự do trái pháp luật cho người đang bị giam: người thực hiện hành vi này có thể là những người không có thẩm quyền quyết định việc trả tự do cho người đang bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam nhưng có chức vụ, quyền hạn nhất định, có quan hệ đến người bị tạm giam, giữ.

– Người thực hiện hành vi này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

c) Người được tha trái pháp luật trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;

d) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;

b) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

5. Tạm giam có được áp dụng với phụ nữ có thai không ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em tôi mới sang khách sạn khoảng 3 tháng, nói chung là em tôi không phải là người môi giới mại dâm, chủ khách sạn trước là chuyên dẫn gái mại dâm. Vào ngày 15/04/2015 có người quen vào khách sạn tìm gái thì em tôi gọi 1 gái cho khách . Những gái gọi này lại khách sạn chơi và để số diện thoại lại nói là ai có nhu cầu thì gọi thì em tôi gọi cho người khách quen này. Và công an bắt 2 người mua bán dâm và mời em tôi về phường tới nay chưa thả ra. Em tôi đang có thai 2 tháng. Cho tôi hỏi tạm giam điều tra bao nhiêu ngày?
Mong Luật LVN Group tư vấn cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:

Điều 119. Tạm giam

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

Như vậy, trong trường hợp em bạn đang mang thai và nếu có nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà sẽ áp dụng biện pháp ngăn ngừa khác, trừ một số trường hợp luật định.

Mọi vướng mắc pháp lý về tạm giam hoặc các vấn đề khác theo luật hình sự … Hãy gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự.