Đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt 20 triệu đồng - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt 20 triệu đồng

Đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt 20 triệu đồng

Những ngày qua, du luận xôn xao trước thông tin một bác sĩ phải rút ống thở của mẹ đang bị nhiễm Covid-19 để nhường cho sản phụ đang trong cơn nguy kịch. Nhiều người tỏ ra xót thương và cảm phục; người thì tỏ ra nghi ngờ trước thông tin thiếu căn cứ. Qua xác minh điều tra, đơn vị chức năng đã xác nhận thông tin “bác sĩ rút ống thở của mẹ nhường sản phụ” là sai sự thật. Việc đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt thế nào? Phòng tư vấn hỗ trợ pháp lý của LVN Group xin thông tin tới bạn đọc.

Văn bản hướng dẫn

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Nội dung tình huống

Tối ngày 07/8/2021, một người tự nhận là bác sĩ; bác sĩ có tài khoản Facebook tên Trần Khoa; đã đăng tải lên mạng xã hội này nội dung về việc mình “nhường máy thở” của mẹ để cứu một sản phụ.

Người này sau đó đã “kìm nỗi đau mất người thân; trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này”. Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh; được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.

Thông tin bác sĩ rút ống thở của mẹ mình để cứu phụ nữ mang thai lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Các chia sẻ, bình luận đều bày tỏ sự kính trọng, nể phục, tôn vinh hành động của bác sĩ trên; nhưng cũng có không ít người tỏ ra nghi ngờ với thông tin “vị bác sĩ” này cung cấp.

Nhiều người dùng Facebook đã lan truyền câu chuyện trên; bày tỏ sự ngưỡng mộ nhưng đồng thời cũng có những lời nhận xét không đúng với cuộc chống dịch của nhà nước, nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi các minh, đơn vị chức năng khằng định; đây là nội dung hư cấu, các bệnh viện trên địa bàn không có chuyện rút ống thở của bệnh nhân để nhường cho người khác. Bên cạnh đó, tài khoản Trần Khoa nêu trên cũng đã bị khóa.

Đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt thế nào?

Sự việc trên được coi là nghiêm trọng; khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần chống dịch của nhân dân cả nước. Đối với vấn nạn lan truyền tin giả trên mạng xã hội, pháp luật cũng đã xây dựng những hình phạt xử lý cho hành vi này.

Căn cứ theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; hành vi của chủ tài khoản Trần Khoa sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 điều 101.

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của đơn vị, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Vì vậy, căn cứ theo mức độ ảnh hưởng, mức nghiêm trọng của vấn đề; người vi phạm có thể bị xử phạt tiền

từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, cân nhắc thêm dịch vụ tư vấn của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Người chia sẻ lại thông tin về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ có bị phạt không?

Người chia sẻ lại thông tin về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ cũng có thể bị xử lý theo điểm a khoản 1 điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Hình thức xử phạt chính bao gồm?

Hình thức xử phạt chính bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Hình phạt bổ sung khác nếu cần thiết.

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với cá nhân là bao nhiêu?

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.

Chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm bị phạt bao nhiêu tiền?

Chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com