Luật Đo lường năm 2011 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Luật - Luật Đo lường năm 2011

Luật Đo lường năm 2011

Luật Đo lường năm 2011 được Quốc hội ban hành ngày ngày 11 tháng 11 năm 2011.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 04/2011/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 11/11/2011 Ngày hiệu lực: 01/07/2012
Ngày công báo: 21/02/2012 Số công báo: Từ số 165 đến số 166
Tình trạng: Còn hiệu lực

Tóm tắt nội dung Luật Đo lường năm 2011

Phân loại đơn vị đo:

  1. Đơn vị đo bao gồm đơn vị đo pháp định và đơn vị đo khác.
  2. Đơn vị đo pháp định bao gồm:

a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

b) Các đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập cửa hàng trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;

đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp các đơn vị đo quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.

  1. Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm:

a) Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu là m;

b) Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, ký hiệu là kg;

c) Đơn vị đo thời gian là giây, ký hiệu là s;

d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A;

đ) Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học là kenvin, ký hiệu là K;

e) Đơn vị đo lượng chất là mol, ký hiệu là mol;

g) Đơn vị đo cường độ sáng là candela, ký hiệu là cd.

  1. Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo pháp định.
  2. Đơn vị đo khác bao gồm đơn vị đo cổ truyền và đơn vị đo không quy định tại khoản 2 Điều này

Xem trước và tải xuống Luật Đo lường năm 2011

Bài viết có liên quan:

  • Nghị định 18/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề cần hỗ trợ vui lòng liên hệ: 1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của

Luật này quy định về hoạt động đo lường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.

Đo lường là gì? Hoạt động đo lường được hiểu thế nào?

Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.

Hoạt động đo lường được thực hiện theo nguyên tắc thế nào?

1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.
2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:
a) Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;
c) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế;
d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;
đ) Phù hợp với thông lệ quốc tế;
e) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com