Luật Đường sắt 2017: Luật số 06/2017/QH14 của Quốc hội - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Luật - Luật Đường sắt 2017: Luật số 06/2017/QH14 của Quốc hội

Luật Đường sắt 2017: Luật số 06/2017/QH14 của Quốc hội

Luật Đường sắt 2017 quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

Tình trạng pháp lý của Luật Đường sắt 2017

Số hiệu: 06/2017/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 16/06/2017 Ngày hiệu lực: 01/07/2018
Ngày công báo: 25/07/2017 Số công báo: Từ số 513 đến số 514
Tình trạng: Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý của Luật Đường sắt 2017

Xem trước và tải xuống Luật Đường sắt 2017

Nội dung chính của Luật Đường sắt 2017

Ngày 16/6 vừa qua, Luật đường sắt 2017 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Theo đó, dành 01 Chương để quy định về các vấn đề liên quan đến đường sắt trên cao, đơn cử như:

  • Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn…).
  • Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội…).
  • Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ…).
  • Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.
  • Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.

Những quy định nêu trên tại Luật đường sắt 2017 là cơ sở pháp lý để Chính phủ chuẩn bị các dự án đầu tư, xây dựng đường sắt tốc độ cao ở thời gian hiện tại và trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

  • Kinh doanh trên đường sắt bị xử phạt thế nào?

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn về Luật Đường sắt 2017: Luật số 06/2017/QH14 của Quốc hội. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.

Để biết thêm thông tin chi tiết, cân nhắc thêm dịch vụ tư vấn của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào?

– Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
– Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
– Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Khổ đường sắt quy định hiện nay là bao nhiêu?

Điều 14 Luật Đường sắt 2017 quy định:
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm?

1. Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
2. Biển hiệu, mốc hiệu;
3. Biển báo;
4. Rào, chắn;
5. Cọc mốc chỉ giới;
6. Các báo hiệu khác.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com