Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Luật - Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2020. Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 58/2020/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 16/06/2020 Ngày hiệu lực: 01/01/2021
Ngày công báo: 23/07/2020 Số công báo: Từ số 709 đến số 710
Tình trạng: Còn hiệu lực

Tóm tắt nội dung Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

Không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu đòi bồi thường do gây tổn hại đến tài sản của Nhà nước;
  • Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
  • Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng;
  • Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại;
  • Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng dẫn của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;
  • Trường hợp khác theo hướng dẫn của pháp luật.

Xem trước và tải xuống Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Hiểu thế nào là hoạt động đối thoại tại Tòa án?

Đối thoại tại Tòa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên tham gia đối thoại thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính theo hướng dẫn của Luật này.

Hoạt động hòa giải tại Tòa án được tiến hành khi nào?

hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo hướng dẫn của Luật này.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 là gì?

1. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
2. Hòa giải, đối thoại theo hướng dẫn của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo hướng dẫn của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
3. Luật này không áp dụng đối với hoạt động hòa giải, đối thoại đã được luật khác quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com