Luật Quản lý nợ công 2017: Luật số 20/2017/QH14 của Quốc hội - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Luật - Luật Quản lý nợ công 2017: Luật số 20/2017/QH14 của Quốc hội

Luật Quản lý nợ công 2017: Luật số 20/2017/QH14 của Quốc hội

Luật Quản lý nợ công 2017 quy định bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2017.

Tình trạng pháp lý Luật Quản lý nợ công 2017

Số hiệu: 20/2017/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc Hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 23/11/2017 Ngày hiệu lực: 01/07/2018
Ngày công báo: 29/12/2017 Số công báo: Từ số 1061 đến số 1062
Tình trạng: Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý Luật Quản lý nợ công 2017

Xem trước và tải xuống

Tóm tắt nội dung chính Luật Quản lý nợ công 2017

Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:

Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.

Rủi ro về nợ công bao gồm:

  • Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
  • Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
  • Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện trọn vẹn, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
  • Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ trọn vẹn, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

Có thể bạn quan tâm:

  • ́Nợ công là gì?

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn về Luật Quản lý nợ công 2017.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Nợ Chính phủ bao gồm những loại nào?

1. Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
2. Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
3. Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Nợ chính quyền địa phương bao gồm những loại nào?

1. Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
2. Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
3. Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo hướng dẫn của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Đối tượng áp dụng của Luật Quản lý nợ công 2017?

Luật này được áp dụng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý nợ công?

1. Luật này quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
2. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com