Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Luật - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2018.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 94/2015/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 25/11/2015 Ngày hiệu lực: 01/01/2018
Ngày công báo: 30/12/2015 Số công báo: Từ số 1257 đến số 1258
Tình trạng: Còn hiệu lực

Những nội dung nổi bật của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 gồm 11 Chương, 73 Điều, bố cục gồm các Chương sau:

  • Quy định chung
  • Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Chế độ quản lý giam giữ
  • Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
  • Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
  • Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại Chương VI Luật tạm giam 2015.
  • Đảm bảo điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Điều khoản thi hành

Xem và tải ngay Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Liên hệ ngay với LVN Group

LVN Group là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của LVN Group. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Phạm vi điều chỉnh luật thi hanh tam giam, tạm giữ là gì?

Luật này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành tạm giữ, tạm giam.

Người tạm giam là gì?

Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo hướng dẫn của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án không có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là gì?

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
– Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
– Được thực hiện quyền bầu cử theo hướng dẫn của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Luật trưng cầu ý dân;
– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
– Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com