Nghị định số 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng
Thuộc tính văn bản
Số/Ký hiệu | 112/2021/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 10/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2022 |
Người ký | Vũ Đức Đam |
Trích yếu | Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Phân loại | Nghị định |
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng về:
1. Điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng theo khoản 2 Điều 10; khoản 4 Điều 12; khoản 4 Điều 16; khoản 6 Điều 17; khoản 2 Điều 74.
2. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi công tác tại một số thị trường, ngành, nghề, công việc theo khoản 2 Điều 8.
3. Mức ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 24; khoản 2 Điều 36.
4. Mức trần tiền ký quỹ, quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động theo khoản 5 Điều 25; điểm c khoản 1 Điều 43.
5. Điều kiện, thủ tục đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động giao kết sau khi xuất cảnh theo khoản 2 Điều 54.
6. Các biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng ký với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động hợp pháp sau khi xuất cảnh.
3. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ).
4. Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, đơn vị ngang bộ, đơn vị thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là đơn vị sự nghiệp).
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi công tác ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tải xuống và xem trước
Bài viết có liên quan
- Công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động có hợp pháp?
- Người lao động có quyền làm song song 2 công ty?
- Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 112/2021/NĐ-CP”. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc. Mọi câu hỏi xin vui lòng liên hệ: 1900.0191
Giải đáp có liên quan
Những hành vi không được phép thực hiện của người sử dụng lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp công ty cố tình có hành vi vi phạm này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Người lao động có quyền gửi đơn tố cáo đến thanh tra lao động tại nơi công ty có trụ sở để được xem xét và giải quyết.
Căn cứ theo khoản 1 điều 17 Bộ luật lao động 2019, Người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ tuỳ thân; văn bằng; chứng chỉ của người lao động khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, doanh nghiệp không được giữ bằng cấp của người lao động