Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP

Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị ngang bộ. Nghị định được Chính phủ ban hành ngày 28/08/2020; có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 101/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/08/2020 Ngày hiệu lực: 15/11/2020
Ngày công báo: 11/09/2020 Số công báo: Từ số 865 đến số 866
Tình trạng: Còn hiệu lực

Nội dung đáng chú ý của Nghị định 101/2020/NĐ-CP

Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị ngang bộ. Theo đó, Nghị định quy định tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng), số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng như sau:

  • Phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

+ Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục;

+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 biên chế công chức trở lên.

  • Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

+ Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;

+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 05 biên chế công chức trở lên.

Xem và tải ngay Nghị định 101/2020/NĐ-CP

Liên hệ ngay với LVN Group

LVN Group là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của LVN Group. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group hãy liên hệ

Hotline: 1900.0191

Mời bạn xem thêm:

  • Luật tổ chức Chính phủ 2015
  • Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
  • Luật tổ chức Quốc hội 2014

Giải đáp có liên quan

Bộ trưởng là ai?

Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng công tác theo chế độ thủ trưởng và Quy chế công tác của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thứ trưởng là ai?

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị ngang Bộ là người giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ được quy định thế nào?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.
+ Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo hướng dẫn của pháp luật.
+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
+ Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com