Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo vệ bí mật nhà nước - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Nghị định - Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước; và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.

Tình trạng pháp lý Nghị định 26/2020/NĐ-CP

Số hiệu: 26/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/02/2020 Ngày hiệu lực: 01/07/2020
Ngày công báo: 11/03/2020 Số công báo: Từ số 275 đến số 276
Tình trạng: Còn hiệu lực

Nội dung đáng chú ý của Nghị định 26/2020/NĐ-CP

Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018; quy định về giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

Quy định về giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

+ Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;

+ Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật”; phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật”; và được niêm phong bằng dấu của đơn vị, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;

Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì; ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;

+ Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.

Quy định về nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

+ Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;

+ Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”; người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì; không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc”; thì chuyển đến lãnh đạo đơn vị, tổ chức hoặc người được lãnh đạo đơn vị, tổ chức ủy quyền giải quyết;

+ Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến; mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước; thì chuyển đến lãnh đạo đơn vị, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết; đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì; hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng; thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu đơn vị, tổ chức để có biện pháp xử lý.

Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói; thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.

Xem và tải ngay Nghị định 26/2020/NĐ-CP

Liên hệ ngay với LVN Group

LVN Group là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của LVN Group. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group hãy liên hệ

Hotline: 1900.0191

Mời bạn xem thêm: Làm lộ bí mật Nhà nước bị phạt tù bao nhiêu năm theo hướng dẫn pháp luật?

Giải đáp có liên quan

Mất bí mật nhà nước là gì?

Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.

Bí mật nhà nước là gì?

Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu đơn vị, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của pháp luật, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Bảo vệ bí mật nhà nước dựa trên nguyên tắc gì?

Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước là:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị, tổ chức, cá nhân.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân.
+ Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của pháp luật.
+ Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com