Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Nghị định - Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo

Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo

Nghị định 31/2019/NĐ-CP được ban hành ngày 10/4/2019  về việc quy định chi tiết; một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Theo đó, Nghị định này quy định cụ thể 03 cách thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo đó là khiển trách, cảnh cáo và cách chức. Dưới đây, là toàn bộ văn bản được cập nhật bởi LVN Group. Mời bạn xem trước và tải xuống

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 31/2019/NĐ-CP   Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ   Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 10/04/2019   Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 23/04/2019   Số công báo: Từ số 393 đến số 394
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo   Tình trạng: Đã biết

Một số điểm đáng chú ý tại Nghị định 31/2019/NĐ-CP

Theo đó, Nghị định này quy định cụ thể 03 cách thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo đó là khiển trách, cảnh cáo và cách chức.

Riêng đối với cách thức kỷ luật cao nhất là cách chức thì áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội; Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; Bao che cho người bị tố cáo.

Đặc biệt, cán bộ, công chức có thẩm quyền không áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết đối với người tố cáo làm người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tật hoặc tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết sẽ bị cách chức.

Trong nội dung Nghị định này còn đưa ra các tiêu chí xác định vụ việc tố cáo phức tạp là các vụ việc có 01 trong các tiêu chí sau: Từ 02 nội dung phải xác minh trở lên; Có nhiều người cùng tố cáo về một nội dung hoặc tố cáo có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người… Nếu có từ 02 tiêu chí xác định vụ việc phức tạp thì được coi là vụ việc đặc biệt phức tạp.

Xem trước và tải xuống Nghị định 31/2019/NĐ-CP

Có thể bạn quan tâm

  • Tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật?
  • Gửi thư nặc danh tố cáo người khác liệu có được chấp nhận ?

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LVN Group về Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định thế nào ?

1. Thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố cáo. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo.

Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định thế nào ?

1. Khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (gọi tắt là đề nghị bảo vệ) của người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm xem xét, đánh giá căn cứ, tính xác thực của đề nghị bảo vệ và quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì đề nghị hoặc yêu cầu đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com