Thông tư 16/2016/TT – BKHCN - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Thông tư - Thông tư 16/2016/TT – BKHCN

Thông tư 16/2016/TT – BKHCN

Thông tư 16/2016/TT – BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Thông tư này được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/06/2016 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.

Tình trạng pháp lý của Thông tư 16/2016/TT – BKHCN

Số hiệu: 16/2016/TT- BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Phạm Công Tạc
Ngày ban hành: 30/06/2016 Ngày hiệu lực: 15/01/2018
Ngày công báo: 19/11/2017 Số công báo: Từ số 833 đến số 834
Tình trạng: Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý của Thông tư 16/2016/TT – BKHCN

Xem trước và tải xuống Thông tư 16/2016/TT – BKHCN

Nội dung chính của Thông tư 16/2016/TT – BKHCN

Nội dung chủ yếu của Thông tư 16/2016/TT – BKHCN như sau:

  • Sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy định chung trong thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp và thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là các thủ tục về xử lý đơn nhãn hiệu quốc tế.
  • Sửa đổi, bổ sung liên quan đến đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến ghi nhận, sủa đổi, xóa tên uỷ quyền sở hữu công nghiệp.
  • Bổ sung quy định về bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.
  • Điều chỉnh thời hạn cho người nộp đơn và Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình thẩm định đơn.
  • Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn thi hành.
  • Đặc biệt, sửa đổi một cách toàn diện các quy định về khiếu nại quy định tại điểm 22 của Thông tư 01/TT- BKHCN trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại hiện hành.

Có thể bạn quan tâm:

  • Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn về Thông tư 16/2016/TT – BKHCN. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.0191 .

Giải đáp có liên quan

Khi nào cần đăng ký bảo hộ sáng chế?

Chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế trước thời gian sáng chế được công bố và sử dụng lưu hành trên thị trường bởi điều kiện về tính mới của sáng chế (sáng chế chưa được bộc lộ trước thời gian nộp đơn) là một trong những 3 điều kiện để 1 sáng chế được bảo hộ khi tiến hành thủ tục đăng ký.

Tại sao phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Có thể hiểu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ sở hữu có quyền sử dụng các biện pháp; để bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng thuộc sở hữu của mình. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tiễn; và là việc xử lý khi có hành vi xâm phạm.

Bài hát có thể được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ không?

Bài hát chính là tác phẩm được định hình trên bản ghi âm; hoặc ghi hình có lời nên là một loại tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng đối tượng của quyền tác giả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com