1. Mã cổ phiếu có dấu sao là gì?

Mã cố phiếu có dấu sao là cổ phiếu mà ngày hôm đó có sự kiện liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Khi tìm hiểu thông tin trên dấu sao trong mã cổ phiếu bạn có thể biết được những thông tin như sau:

– Thể hiện thông tin về sự kiện liên quan đến mã cổ phiếu ngày hôm đó, có thể là những sự kiện lớn như Đại hội cổ đông/ngày chi trả cổ tức của công ty phát hành cổ phiếu. Giúp cho các nhà đầu tư theo dõi lịch sự kiện nổi bật của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu một cách thuận tiện hơn

–  Dấu sao có ý nghĩa tạo ra sự chú ý từ các nhà đầu tư đối với mã cổ phiếu đó. Khi mã cổ phiếu được gắn dấu sao sẽ giúp các nhà đầu tư theo dõi thông tin nhanh chóng hơn,  và từ những thông tin trên, nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định cơ bản để có những quyết định phù hợp là có nên mua cổ phiếu của công ty này hay không

Mã cổ phiếu có đầu sao hay có dấu * cũng đứng trong vị trí của mã cổ phiếu ở trên bảng giá cổ phiếu.  Với những khác biệt trong hình thức mang đến những phản ánh về nội dung. Đánh dấu cho mã cổ phiếu hôm nay đó có sự kiện liên quan trực tiếp đến mã cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Các sự kiện này có thể được nhà đầu tư hay các chủ thể khác trên sàn giao dịch quan tâm. Hoặc mang đến những cung cấp thông tin cần thiết. Trong quan sát của mình, các chủ thể có thể lựa chọn xem thông tin sự kiện hay không.

Vậy nên khi bạn xem bảng giá cổ phiếu, có thể xuất hiện một số mã cổ phiếu có dấu *. Và với các mã cổ phiếu đó, phản ánh thông tin hôm nay có sự kiện diễn ra. Nhấn vào đó sẽ có tag xem sự kiện diễn ra là gì. Nó cung cấp các thông tin phản ánh cho sự kiện của doanh nghiệp được cập nhật. Sự kiện này có thể mang đến thông tin cho sự dịch chuyển giá cổ phiếu trên thị trường. Do đó các quan tâm có thể được đảm bảo khi có dấu * đi cạnh mã cổ phiếu.

Trong các bảng giá cổ phiếu được thể hiện trong quốc gia, các dấu * có thể xuất hiện ít hay nhiều trong ngày nhất định. Và ở Việt Nam, các sự kiện được thực hiện và tổ chức khá thường xuyên. Cho nên các dấu * xuất hiện tương đối nhiều trên bảng. Trong tính chất của bảng giá cổ phiếu phản ánh, cần thiết các chủ thể khi tham gia phải tìm hiểu các ký hiệu là gì. Từ đó mang đến các hiệu quả trong nắm bắt thông tin hay đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Đây cũng là một nguồn thông tin cần quan tâm và chú ý. Khi nhiều chủ thể cho rằng không liên quan hay không quan trọng.

 

2. Cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) và bảng giá HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Trong đó, bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCOM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, chứng khoán phái sinh…

Ngoài bảng giá được cung cấp bởi mỗi Sở, mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên, về cơ bản các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau và dữ liệu đều được cập nhật từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Khi đọc bảng giá chứng khoán cần biết một số chi tiết sau:

 

2.1. Cách đọc Hệ thống đồ thị chỉ số

– VN-Index: Chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các loại cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

– VN30: Là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường chứng khoán

– VNXAllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. 

– HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội .

– UPCOM: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

 

2.2. Cách đọc các cột trên bảng giá

– “Mã CK” : Đọc là mã chứng khoán, đây là danh sách các mã chứng khoán giao dịch được sắp xếp theo thứ tự thuộc bảng chữ cái

– “TC” : Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt khác). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên giao dịch

Riêng sàn UPCoM, giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất tại thời điểm đó.

– “Trần” : Là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch đó. Với sàn thuộc Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, giá trần tính bằng giá tham chiếu x 7%, sàn tại Sở Giáo dịch chứng khoán Hà Nội là 10% và UPCoM là 15%.

-Giá Sàn: Là mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Biên độ giá sàn tương ứng với giá trần nhưng là chiều giảm.

– “Tổng KL” (Tổng khối lượng): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên giao dịch chứng khoán.

– “Bên mua”: Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đặt mua

– “Bên bán”: Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng với giá bán.

– “Khớp lệnh”: Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu tại thời điểm mua chứng khoán 

– “Giá”, bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”: Biểu thị biên độ biến động thực tế tăng hay giảm của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

– “Dư mua/Dư bán”: Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp ở hai chiều mua và chiều bán cổ phiếu

– “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch cổ phiếu (gồm hai cột Mua và Bán) 

 

2.3. Ý nghĩa màu sắc hiển thị trên bảng giá chứng khoán

– Màu xanh: Thể hiện giá hoặc chỉ số tăng

– Màu đỏ: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm

– Màu tím: Thể hiện giá hoặc chỉ số tăng lên tới mức trần

– Màu vàng: Thể hiện giá hoặc chỉ số không thay đổi so với tham chiếu

– Màu xanh da trời: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm tới mức sàn.

 

3. Cách chọn mã chứng khoán tốt có tiền năng để đầu tư

Thứ nhất, cần chọn mã cổ phiếu theo ngành

Tiêu chí sàng lọc theo ngành sẽ giúp nhà đầu tư thu nhỏ phạm vi đánh giá với hàng ngàn mã cổ phiếu trên thị trường, từ đó giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn.

Lựa chọn mã cổ phiếu dẫn đầu ngành là một quyết định khôn ngoan và đúng đắn. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh tế của doanh nghiệp đang chào bán cổ phiếu này. Không nên lựa chọn các mã cổ phiếu của công ty quá nhỏ hoặc mới lên sàn, bởi các mã này chưa được thị trường kiểm định và có mức độ rủi ro khi đầu tư là rất lớn.

Thứ hai, Đánh giá mã cổ phiếu dựa trên các chỉ số

Lựa chọn mã cổ phiếu của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đánh giá chi tiết thông tin tài chính như: Lợi nhuận, lợi tức, tình hình tài chính, khả năng huy động vốn, nợ, năng lực quản trị và phát triển của doanh nghiệp… để đưa ra lựa chọn thích hợp.

Các chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mã cổ phiếu bao gồm:

– Nếu tổng nợ vay/ tài sản ngắn hạn dưới 1.1% thì tình trạng vay nợ thấp, khả năng đảm bảo tài chính ổn định trong khủng hoảng kinh tế.

– Nếu chỉ số thanh toán hiện hành dưới mức 1.5%: Chỉ số này càng cao, cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt.

– Cần tìm hiểu chỉ số EPS tăng trưởng dương trong 5 năm liên tục gần nhất. Điều này, chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng trưởng tốt, giúp nhà đầu tư tránh xa các mã cổ phiếu có mức độ rủi ro cao.

– Chỉ số P/E dưới 9, được các chuyên gia khuyến nghị nên đầu tư. Bởi mã cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai

– Chỉ số P/B < 1.2: Chỉ số P/B (giá/giá trị sổ sách) sẽ được xác định dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu ở hiện tại chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. P/B giúp loại bỏ các doanh nghiệp có lợi nhuận bất thường từ hoạt động thanh lý tài sản, mà không phải từ hoạt động kinh doanh.

– Nhà đầu tư nên chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có hoạt động chia cổ tức đều đặn và thường xuyên cho các cổ đông cho công ty. Cổ tức được chia thường xuyên là đặc điểm của công ty phát triển ổn định, và tăng trưởng mạnh. Đồng thời cổ tức cũng là phần lợi nhuận khi mua cổ phiếu, trong lúc chờ cổ phiếu tăng giá để bán ra.

Ngoài việc lựa chọn mã cổ phiếu tốt để đầu tư, các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến thời điểm  giá lý tưởng để mua vào và giá lý tưởng để bán cổ phiếu ra. Xác định thời điểm mua mã cổ phiếu lý tưởng, khi giá chạm đáy sẽ giúp bạn có cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận lớn và nhanh chóng. Phân tích biến động thị trường, chu kỳ, ảnh hưởng bởi nền kinh tế để đánh giá thời điểm mua vào hợp lý nhất sẽ là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của bạn.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mã cổ phiếu có dấu sao là gì? Cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất mà Công ty Luật LVN Group muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatLVN.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!