Ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Số hiệu: | 105/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2006 |
Ngày công báo: | 06/10/2006 | Số công báo: | Từ số 11 đến số 12 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký tại đơn vị có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan… Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó.
- Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác…
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người uỷ quyền nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức thời sự có được bảo hộ quyền tác giả được không?
- Có được bảo hộ quyền tác giả khi không đăng ký được không?
Liên hệ ngay LVN Group
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.
Để biết thêm thông tin chi tiết, cân nhắc thêm dịch vụ tư vấn của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191
Giải đáp có liên quan
– Đối với quyền nhân thân: Các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
– Đối với quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm. Tùy vào từng tác phẩm bảo hộ cụ thể, pháp luật sẽ có những quy định riêng về thời gian. Để biết thêm thông tin về vấn đề này vui lòng liên hệ LVN Group 247 để được hỗ trợ và trả lời câu hỏi.
Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
– Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
– Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
– Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
– Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
– Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tin tức thời sự thuần túy đưa tin;
– Văn bản quy phạm pháp luật;
– Văn bản hành chính;
– Các văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.