Nghị định 115/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 03/10/2013

Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

Thuộc tính văn bản

Số hiệu: 115/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/10/2013 Ngày hiệu lực: 18/11/2013
Ngày công báo: 19/10/2013 Số công báo: Từ số 665 đến số 666
Tình trạng: Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Cho phép bảo lãnh xe bị tạm giữ:

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.Theo đó, phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt có thể được giao cho cá nhân vi phạm giữ, bảo quản nếu thỏa 1 trong 2 điều kiện sau:

– Cá nhân xuất trình được sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có xác nhận của đơn vị, đơn vị về nơi công tác;
– Cá nhân vi phạm đặt tiền bảo lãnh cho phương tiện giao thông bị tạm giữ.

Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm và sẽ được trả lại sau khi cá nhân đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành.

Xem trước và tải xuống Nghị định 115/2013/NĐ-CP

Bài viết có liên quan:

  • Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?
  • Người chưa thành niên vi phạm giao thông có bị phạt tiền được không?
  • Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông theo hướng dẫn hiện nay
  • Hướng dẫn thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng (online)

Trên đây là bài viết tư vấn của LVN Group về “Nghị định 115/2013/NĐ-CP“. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc. Nếu có câu hỏi gì cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu?

1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền
….

 Đối tượng áp dụng?

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com