Nghị định 44/2020/NĐ-CP

Chính phủ ban hành Nghị định 44/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/6/2020.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 44/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 08/04/2020 Ngày hiệu lực: 01/06/2020
Ngày công báo: 19/04/2020 Số công báo: Từ số 385 đến số 386
Tình trạng: Còn hiệu lực

Những nội dung nổi bật của Nghị định 44/2020/NĐ-CP

04 biện pháp cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại

Chính phủ ban hành Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Theo đó, pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không trọn vẹn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:

– Phong tỏa tài khoản.

– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).

– Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử.

– Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Việc thực hiện cưỡng chế được thực hiện theo các nguyên tắc như:

– Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của đơn vị thi hành án hình sự có thẩm quyền.

– Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.

–  Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời gian nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.

Xem và tải ngay Nghị định 44/2020/NĐ-CP

Giải đáp có liên quan:

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 44/2020/NĐ-CP là gì?

1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, biện pháp, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án hình sự.
2. Việc cưỡng chế thi hành hình phạt tiền quy định tại Điều 77, biện pháp tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Nghị định 44/2020/NĐ-CP áp dụng cho đối tượng nào?

1. Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không trọn vẹn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, đơn vị thi hành án hình sự cấp quân khu (sau đây gọi là đơn vị thi hành án hình sự có thẩm quyền), đơn vị quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và đơn vị, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm những gì?

Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Liên hệ ngay với LVN Group

Trên đây là tư vấn của LVN Group. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com