Quy trình, thủ tục xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR còn được biết đến là một loại xét nghiệm sinh học phân tử nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao DNA dựa vào các cơ chế chu kỳ nhiệt. Xét nghiệm PCR hiện nay đóng vai trò cần thiết trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Bởi vì chúng có độ nhạy và độ đặc hiệu thuộc hàng đầu trong các loại xét nghiệm.

Kết quả của xét nghiệm PCR thường có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên độ chính xác còn được quyết định dựa vào trình độ của kỹ thuật viên, hiệu quả của phương tiện máy móc và việc quản lý chất lượng. Những cơ sở xét nghiệm khác nhau có thể cho ra các kết quả có độ chính xác khác nhau do đó việc lựa chọn các cơ sở xét nghiệm uy tín rất cần thiết.

Hiện nay để chi phí cho một lần làm xét nghiệm PCR thường tốn kém hơn so với các xét nghiệm thông thường khác. Sự gia tăng về giá tiền có thể do hầu hết các hóa chất được dùng trong các phản ứng của quy trình xét nghiệm PCR đều phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao đồng thời giá trang thiết bị vật tư như máy chạy kết quả PCR cũng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Xét nghiệm PCR đang ngày càng phổ biến hơn và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xét nghiệm y khoa. Trong một số bệnh lý thì PCR là phương tiện xét nghiệm có giá trị cao nhất, giúp chẩn đoán được nhiều bệnh lý với độ chính xác cao. Có thể gặp trong một số bệnh lý do virus chẳng hạn như SARS-COV-2 hay COVID-19. Căn cứ PCR có thể giúp chúng ta chẩn đoán được một số bệnh sau:

  • Virus viêm gan B, viêm gan C, virus Dengue gây sốt xuất huyết, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV
  • Các vi khuẩn như Chlamydia, Mycoplasma, Legionella, Treponema…
  • Lao nuôi cấy không thành công, viêm màng não mủ cụt đầu
  • Phát hiện các tác nhân có thể gây ung thư (HPV trong bệnh ung thư cổ tử cung, gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA1 – BRCA2 trong ung thư vú,…).
  • Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc
  • Xác định độc tố của một số loại vi sinh vật
  • Lập bản đồ gen, phát hiện gen, giải mã trình tự ADN,…

Quy tình, thủ tục cần thiết khi xét nghiệm PCR

Bước 1: chuẩn bị

Trước khi xét nghiệm, phải đảm bảo các biện pháp an toàn theo hướng dẫn để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân với chuyên viên y tế và bệnh nhân với bệnh nhân. Các biện pháp cụ thể như sau:

  • Trang bị bảo hộ đúng cách
  • Đeo khẩu trang, mũ bảo hộ, kính chống giọt bắt,…
  • Sử dụng găng tay y tế
  • Trang phục bảo hộ chỉ sử dụng trong khu vực công tác

Bước 2: Lấy mẫu pcr

Tùy vào vị trí sang thương mà chuyên viên y tế sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để lấy mẫu bệnh phẩm phù hợp. Ví dụ trong các bệnh lý hô hấp sẽ thực hiện lấy mẫu từ:

  • Dịch đường hô hấp trên: dịch hầu họng, dịch súc họng hoặc dịch tỵ hầu.
  • Dịch đường hô hấp dưới: đàm, dịch màng phổi, dịch trong phế nang hoặc dịch hút từ nội khí quản…

Bước 3: Bảo quản và vận chuyển mẫu

Mẫu sau khi đã lấy cần được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm sớm nhất có thể. test pcr mấy ngày có kết quả cũng một phần lệ thuộc vào thời gian bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm. Khi vận chuyển cần lưu ý về thời gian và điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại bệnh phẩm.

Bước 4: Xét nghiệm và đọc kết quả

Việc xét nghiệm mẫu sẽ được thực hiện bằng kỹ thuật và các loại máy móc chuyên dụng. Tùy vào từng loại xét nghiệm sẽ có thời gian trả kết quả khác nhau. Giấy xét nghiệm PCR được trả về cho bạn sẽ có kết quả được in lên, kết quả có thể là dương tính âm tính và một số thông tin khác đi kèm. Nhân viên y tế sẽ thông báo và giải thích kết quả xét nghiệm cho bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com