Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Quyết định - Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017

Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017

Quyết định này số 501/QĐ-VKSTCsố 501/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 và thay thế Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 501/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 12/12/2017 Ngày hiệu lực: 01/01/2018
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hiệu lực

Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát

1. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự là một trong những công tác quan trọng, thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát theo hướng dẫn của pháp luật nhằm bảo đảm:

a) Việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án; quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

b) Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;

c) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Xem trước và tải xuống Quyết định số 501/QĐ-VKSTC

Bài viết có liên quan:

  • Điều kiện để trở thành kiểm sát viên
  • Quyết định số 505/QĐ-VKSTC thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ dịch vụ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, Viện kiểm sát bằng phương thức nào?

a) Thực hiện quyền yêu cầu;
b) Kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
c) Trực tiếp gặp, hỏi; xác minh, thu thập tài liệu;
d) Trực tiếp kiểm sát.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của

1. Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự quy định về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án.
2. Quy chế này được áp dụng đối Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam Viện kiểm sát có hoạt động gì?

– Kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
– Kiểm sát căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn tạm giữ, tạm giam;
– Kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ;
– Kiểm sát việc bảo đảm quyền và các chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
– Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com