Quyết định số 505/QĐ-VKSTC thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Quyết định - Quyết định số 505/QĐ-VKSTC thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử

Quyết định số 505/QĐ-VKSTC thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử

Ngày 18/12/2017, VKSNDTC ban hành Quyết định số 505/QĐ-VKSTC về quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự. Quyết định số 505/QĐ-VKSTChay thế Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/09/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 505/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 18/12/2017 Ngày hiệu lực: 01/01/2018
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hiệu lực

Quyết định số 505/QĐ-VKSTC 35 biểu mẫu dùng trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, đơn cử:

– Mẫu số 14/ XS (hoặc XP): Đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa

– Mẫu số 22/XS (XP/XG/XT): Biểu mẫu về việc tóm tắt diễn biến phiên tòa.

– Mẫu số 25/XG (hoặc XT): Biểu mẫu về việc trả lời đơn (hoặc thông báo, kiến nghị, đề nghị).

– Mẫu số 10/XS (hoặc XP/XG/XT): Biểu mẫu về việc yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ cho việc giải quyết vụ án.

– Mẫu số 11/ĐT: Biểu mẫu về việc đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung…

Xem trước và tải xuống Quyết định số 505/QĐ-VKSTC

Bài viết có liên quan:

  • Quyết định 286/QĐ-VKSTC quy định về quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính
  • Điều kiện để trở thành kiểm sát viên

Giải đáp có liên quan

Những vụ án thế nào thì Lãnh đạo viện phải trực tiếp tham gia phiên tòa?

Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc vụ án liên quan đến người có chức sắc cao trong tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, người nước ngoài hoặc dự kiến xét xử bị cáo với mức hình phạt cao nhất.

Chức năng của kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử là gì?

1. Thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, không làm oan người vô tội, pháp nhân thương mại vô tội.
2. Kiểm sát việc xét xử nhằm kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xét xử, bảo đảm việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện không có hiệu lực pháp luật và Viện kiểm sát phát hiện vi phạm thủ tục tố tụng thì giải quyết thế nào?

 Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm không có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm không có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực cùng cấp.

Hotline: 1900.0191

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com