Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa là như thế nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa là như thế nào?

Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa là như thế nào?

Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Sơ đồ vận chuyển nhanh, đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều thủ tục, quy định phức tạp. Vận chuyển ngành đường bộ luôn là lựa chọn hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển liên tỉnh, nội địa.

Quy trình vận chuyển hàng hóa cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Người gửi điền trọn vẹn thông tin theo yêu cầu của công ty vận tải. Để đơn giản và thuận tiện cho khách hàng, bước này thường sẽ được thực hiện thông qua email hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho đơn vị vận chuyển để chuyên viên tư vấn.

Bước 2: Báo giá, chi phí dịch vụ

Sau quá trình tiếp nhận và xác định được thông tin, thường các công ty sẽ cho chuyên viên đến tận nơi để lấy thông tin cụ thể về gói hàng như: kích thước, trọng lượng, nhóm hàng, thời gian, khoảng cách,…và tiến hành thông báo chi phí cho bạn.

Bước 3: Tiếp nhận hàng hóa

Bước tiếp đến trong quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nếu như bạn đã đồng ý với mức chi phí ở bước 2, công ty vận chuyển sẽ điều hành xe đến để tiếp nhận hàng hóa mà bạn muốn gửi đi. Sau đó, hai bên sẽ tiến hành ký xác nhận giao nhận hàng.

Bước 4: Vận chuyển hàng hóa

Dựa vào thông tin bạn gửi tới, đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành giao hàng đến địa chỉ cần nhận hàng. Tại đây, bên nhận và chuyên viên giao hàng sẽ ký xác nhận để đảm bảo hàng đã được giao đến đúng người và địa điểm.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Bước 5: Thanh toán

Tùy vào hợp đồng đã ký giữa hai bên trước đó, bạn sẽ chi trả cước phí cho công ty vận chuyển. Kết thúc Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.

Ưu nhược điểm của khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Ưu điểm:

  • Quy trình vận chuyển hàng hóa được tối ưu đơn giản cho khách hàng không đòi hỏi nhiều quy định phức tạp.
  • Nhận vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa (trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm) cùng với đó bạn có thể tùy theo nhu cầu để lựa chọn phương tiện vận chuyển và trọng lượng món hàng giúp bạn chủ động linh hoạt trong việc sử dụng dịch vụ.
  • Mặt khác, bạn cũng có thể chủ động về thời gian và giao nhận đến cụ thể từng địa chỉ đây thực sự là một quy trình nhanh chóng, đơn giản phù hợp với khoảng cách vận chuyển trong nội địa, liên tỉnh.

Nhược điểm:

  • Nhiều chi phí phát sinh, cước phí cao.
  • Khối lượng hàng hóa bị hạn chế, không thể vận chuyển mặt hàng quá lớn hay với số lượng nhiều.
  • Có xác suất rủi ro hư hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng như thời gian vận chuyển không được đảm bảo chính xác.

Ưu nhược điểm quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

Khác với vận chuyển bằng đường bộ, không thể vận chuyển được lượng hàng hóa với khối lượng cũng như số lượng nhiều thì vận chuyển bằng đường thủy sẽ thay thế giúp bạn làm điều đó.

Với sơ đồ này vận chuyển nội địa cũng khá tương đồng so với đường bộ, không cần phải làm các thủ tục hải quan như vận chuyển đi quốc tế.

Vậy quy trình này được diễn ra thế nào?

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Ở bước này khách hàng cũng sẽ gửi tới trọn vẹn thông tin theo yêu cầu của công ty vận chuyển qua email hoặc gọi điện thoại trực tiếp để được chuyên viên tư vấn.

Bước 2: Báo giá, chi phí dịch vụ

Sau bước xác nhận thông tin khách hàng gửi tới, đơn vị vận chuyển sẽ cho chuyên viên tới để lấy thông tin món hàng như kích thước, trọng lượng, thời gian, khoảng cách địa điểm giao nhận và tiến hành báo giá, chi phí dịch vụ.

Bước 3: Vận chuyển, nhập kho hàng hóa

Kế đến, hàng sẽ được bên vận chuyển đưa tới cảng và chuyển lên tàu. Dựa vào thông tin hai bên đã thỏa thuận món hàng sẽ được vận chuyển tới cảng đến. Tại đây hàng sẽ được phân phối về kho theo từng đơn hàng.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

Ở bước này khi vận chuyển bằng đường thủy quốc tế thủ tục sẽ có đôi chút phức tạp hơn như: khai hải quan, thông quan hàng hóa, lập bộ chứng từ, xin giấy phép lưu hành, đặt lịch tàu, xuất vận đơn,…Mặt khác, khi nhận hàng bạn cũng phải cần làm những thủ tục như vậy để có thể nhận được hàng.

Bước 4: Thanh toán:

Sau khi nhận hàng và kiểm tra một cách kỹ lưỡng, nếu không còn vấn đề nào phát sinh, bạn sẽ tiến hành thanh toán chi phí cho bên dịch vụ và tiến hành ký nhận hàng.

Ưu nhược điểm của Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

Ưu điểm:

  • Phí dịch vụ vận chuyển không quá cao
  • Có thể vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn và số lượng nhiều
  • Nhận vận chuyển đa dạng hàng hóa (ngoại trừ danh mục hàng cấm)

Nhược điểm:

  • Thời gian vận chuyển chậm, hạn chế đối với hàng hóa tươi sống hay cần giao hàng nhanh.
  • Tốn nhiều thời gian để vận chuyển hàng nếu như địa điểm của bạn không ở gần cảng.

Ưu nhược điểm của quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

Bên trên là các Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay. Mỗi sơ đồ đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào khoảng cách, khối lượng hàng hóa và nhu cầu vận chuyển mà chúng ta sẽ lựa chọn cách thức vận chuyển phù hợp để tiết kiệm chi phí, thời gian một cách tốt nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com