Thông tư 21/2021/TT-BGDĐT

Thông tư 21/2021/TT-BGDĐT ban hành để sửa đổi bổ sung cho quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT và thông tư 26/2017/TT-BGDĐ về đánh giá, xếp loại học viên các chương trình học thường xuyên cấp trung học cơ sở; trung học phổ thông. Hãy cùng với LVN Group tìm hiểu rõ hơn nội dung sửa đổi nhé.

Thuộc tính pháp ly

Số hiệu: 21/2021/TT-BGDĐT   Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo   Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 01/07/2021   Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật   Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo   Tình trạng: Còn hiệu lực

Nội dung chính thông tư 21/2021/TT-BGDĐT

Thông tư nãy đã có những quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá; xếp loại học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở; trung học phổ thông được ban hành kèm theo quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT và thông tư 26/2017/TT-BGDĐT; thông qua việc:

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

  • Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục nhằm kiểm tra; đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập; rèn luyện của học viên theo chương trình môn học; hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  • Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trực tiếp; trực tuyến thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập.
  • Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế này.

 Kiểm tra, đánh giá định kỳ

  • Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học viên theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
  • Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ được thực hiện thông qua bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
  • Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.

Xem trước nội dung và tải xuống thông tư 21/2021/TT-BGDĐT

Mời bạn đọc xem thêm

  • Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập

Liên hệ ngay

Trên đây là tư vấn của LVN Group; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của LVN Group; hãy liên hệ 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Mục đích, yêu cầu của đánh giá, xếp loại là gì?

Mục đích, yêu cầu của đánh giá, xếp loại nhằm:
– Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm của học viên phải đạt được những yêu cầu về mục tiêu giáo dục đã được quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
– Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm phải khách quan, chính xác, công bằng, phản ánh đúng kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học viên.

Nguyên tắc chung về đánh giá, xếp loại?

Nguyên tắc chung về đánh giá, xếp loại là:
– Thực hiện đánh giá toàn diện đối với học viên theo mục tiêu giáo dục quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
– Việc đánh giá, xếp loại về học lực của học viên căn cứ vào kết quả học tập của các môn học; không dùng xếp loại hạnh kiểm để đánh giá; xếp loại về học lực. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm căn cứ vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.

Các cách thức đánh giá, xếp loại?

Hình thức đánh giá, xếp loại gồm:
– Kiểm tra cho điểm đối với tất cả 7 môn học bắt buộc và các môn học khuyến khích (nếu có).
– Căn cứ vào kết quả học tập các môn học của học viên xếp thành 5 loại: giỏi (viết tắt: G), khá (viết tắt: K), trung bình (viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y), kém (viết tắt: kém).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com