Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP

Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ trưởng Bộ công an – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Quý Vương, Nguyễn Hải Phong, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành: 01/02/2018 Ngày hiệu lực: 18/03/2018
Ngày công báo: 12/03/2018 Số công báo: Từ số 433 đến số 434
Tình trạng: Còn hiệu lực

03 trường hợp kết quả ghi âm hỏi cung bị can được mở tại tòa

Theo đó, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa trong các trường hợp sau :

– Kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết phải kiểm tra công khai tại phiên tòa.

– Bị cáo tố cáo bị bức cung nhục hình hoặc bị cáo, người uỷ quyền theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai.

– Khi có đề nghị của Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành tố tụng khác.

Đối với các trường hợp nêu trên thì Tòa án cần phải có kế hoạch chuẩn bị cho việc nghe hoặc xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa.

Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP

Bài viết có liên quan:

  • Thông tư 64/2019/TT-BCA một số trường hợp thi hành án hình sự
  • Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định thi hành án hình sự tại cộng đồng
  • Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử lý thế nào?

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người uỷ quyền theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Đổi tượng điều chỉnh

1. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với đơn vị, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; người tham gia tố tụng, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người uỷ quyền theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.

Ai được coi là cán bộ chuyên môn

Cán bộ chuyên môn là cán bộ thuộc biên chế của Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát, đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; có trình độ chuyên môn kỹ thuật và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; có trách nhiệm quản lý hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; bảo quản, lưu trữ kết quả dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com