Thông tư số 32/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 09 năm 2017 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Thông tư - Thông tư số 32/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 09 năm 2017

Thông tư số 32/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 09 năm 2017

Thông tư số 32/2017/TT-BCA, Bộ công an ban hành vào ngày 19 tháng 09 năm 2017, quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam và xử lý vi phạm. Thông tư này áp dụng đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ (sau đây gọi chung là cơ sở giam giữ) trong Công an nhân dân và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu: 32/2017/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 19/09/2017 Ngày hiệu lực: 01/01/2018
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hiệu lực

Đồ vật không được đem vào buồng tạm giam, tạm giữ

– Thuốc lá, thuốc lào;

– Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ

Đồ vật cấm nếu đem vào sẽ bị xử lý theo các cách thức khác nhau như sau: chuyển đến đơn vị điều tra xử lý, tổ chức tiêu hủy hoặc nộp vào Kho bạc nhà nước hoặc trả lại cho người thân.

Theo đó, bỏ quy định cấm không được đem CMND, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác vào buồng tạm giam, tạm giữ.

Xem trước và tải xuống Thông tư số 32/2017/TT-BCA

Bài viết có liên quan:

  • Nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền?
  • Phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không?

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu quý khách cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ: 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Buồng tạm giam là gì?

Buồng tạm giam là nơi tạm giam người đang trong thời hạn tạm giam gia hạn tạm giam theo hướng dẫn của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giam”, “Buồng giam người chờ chấp hành án phạt tù”, “Buồng giam người bị kết án tử hình, “Buồng kỷ luật” theo đối tượng quản lý giam giữ.

Đồ vật cấm được hiểu thế nào?

Đồ vật cấm là những đồ vật được quy định tại Điều 4 của Thông tư này, khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam người bị tạm giữ, người bị tạm giam có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của bản thân hoặc người khác, gây cản trở cho công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Nếu phát hiện có đồ vật cấm, xử lý đồ vật cấm thế nào?

– Lập biên bản chuyển ngay cho đơn vị điều tra có thẩm quyền xử lý theo hướng dẫn của pháp luật.
– Thu giữ đồ vật phải tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ, lập hồ sơ trước khi tổ chức tiêu hủy; trường hợp các đồ vật cấm có các nội dung, dữ liệu liên quan đến vụ án thì chuyển giao cho đơn vị điều tra có thẩm quyền xử lý theo hướng dẫn của pháp luật.
– Thủ trưởng cơ sở giam giữ ra quyết định và tổ chức tiêu hủy.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com