1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.
Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.
2. Bảng giá đất dùng để làm gì?
Bảng giá đất là một danh mục giá của các loại đất theo từng vị trí. Nó được ban hành bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi Hội đồng nhân dân duyệt mỗi 5 năm một lần vào ngày 01/01 của năm đầu tiên theo nguyên tắc và phương pháp định giá đất.
Theo khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, bảng giá đất được sử dụng làm cơ sở cho các trường hợp sau đây:
– Tính tiền sử dụng đất trong một số trường hợp, bao gồm:
+ Tính tiền sử dụng đất sau khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở hoặc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
+ Phần diện tích của các hộ gia đình hoặc cá nhân bao gồm trong hạn mức được tính trong quyền sử dụng đất.
– Tính thuế sử dụng đất, tùy thuộc vào loại đất đã sử dụng. Người sử dụng đất phải chịu trách nhiệm nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, trừ khi được miễn.
– Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, người có quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ. Nếu đăng ký hay cấp Giấy chứng nhận lần đầu, lệ phí trước bạ sẽ được tính là giá trị đất tại bảng giá đất nhân với 0.5%.
– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
– Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
3. Bảng giá đất tỉnh Hà Nam năm 2023
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ. Hiện nay, tỉnh Hà Nam đã ban hành bảng giá đất mới, áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2024.
Sau đây, mời quý bạn đọc tải về và tham khảo Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2024 do Ủy Ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành được Luật LVN Group tổng hợp bởi đường link sau:
>> Tải ngay: Bảng giá đất tỉnh Hà Nam mới nhất file Word
4. Bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam
Tại Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã quy định: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”. Theo đó, bồi thường chính là hệ quả pháp lý của việc Nhà nước thu hồi đất, tức là việc bồi thường chỉ phát sinh sau khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bù đắp những thiệt hại, tổn thất cho người có đất bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Khi nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất đủ điều kiện được hưởng bồi thường theo quy định của pháp luật thì sẽ được bồi thường theo bảng giá đất. Người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất, thiệt hại về tài sản, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.
Như vậy, để được bồi thường về đất thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
(2) Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp.
Hầu hết người dân đều biết quy định này nhưng không mong muốn nếu Nhà nước thu hồi đất, bởi lẽ giữa giá đất cụ thể và giá đất thị trường có sự chênh lệch lớn.
Điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định giá đất cụ thể được sử dụng làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Nói cách khác, giá đền bù hay giá bồi thường về đất không tính theo giá thị trường. Giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và so với giá đất thị trường thì giá đất cụ thể thấp hơn nhiều. Trên thực tế cho thấy rằng đa số người sử dụng đất đều đồng ý giao lại đất khi Nhà nước thu hồi nhưng không “hài lòng” về số tiền được bồi thường.
Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013, khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được tính như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) | = | Giá đất trong bảng giá đất | x | Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) |
Trong đó:
– Giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ban hành áp dụng theo từng giai đoạn 05 năm. Muốn biết chính xác cần phải xem đúng địa chỉ, vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4).
– Hệ số điều chỉnh giá đất khi tính tiền bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng sẽ quyết định tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi.
Nói cách khác, hệ số điều chỉnh giá đất không áp dụng theo từng năm hay từng giai đoạn như đối với trường hợp tính tiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho diện tích vượt hạn mức.
Như vậy, về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và đền bù đất nông nghiệp Hà Nam còn phụ thuộc và phương án đền bù và giá đất trong bảng giá đất tại Hà Nam, mà trên đây, bảng giá đất mà Luật LVN Group cung cấp sẽ là căn cứ để tính tiền đền bù đất nông nghiệp Hà Nam.
Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến bảng giá đất, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết: Bảng giá đất là gì? Phương pháp và nguyên tắc xác định giá đất?
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật LVN Group liên quan đến vấn đề: Bảng giá đất tỉnh Hà Nam năm 2023: Đến bù đất nông nghiệp Hà Nam. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.0191 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatLVN.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group.