Tìm hiểu về báo cáo Beige Book? Báo cáo Begie Book ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ như thế nào? Nội dung và vai trò của báo cáo Beige Book?
Báo cáo Beige Book thực chất chính là một chỉ báo kinh tế được xuất bản tám lần một năm và giúp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang có những định hướng trong việc ban hành chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Báo cáo Beige Book được coi là một trong những công cụ có giá trị nhất đối với các quyết định quan trọng về nền kinh tế của Uỷ ban. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về báo cáo Beige Book:
Tóm tắt về báo cáo Beige Book:
Hiện nay, trong thực tiễn, một trong những chỉ số kinh tế thường được tham khảo nhất là báo cáo Beige Book.
Báo cáo Beige Book ra đời đã đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động của nền kinh tế. Mỗi khu vực sẽ xuất bản một bản báo cáo riêng, qua đó thể hiện quan điểm của từng khu vực. Đây chính là điểm độc đáo của Beige Book so với các chỉ số kinh tế khác. Để có thể thực hiện việc biên soạn báo cáo Beige Book, các ngân hàng khu vực phải tiến hành phỏng vấn và khảo sát nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp địa phương, từ đó nắm được thông tin quan trọng của hoạt động kinh tế bao gồm sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính và công nghệ. Những chương này được viết dưới dạng các báo cáo giai thoại, giúp cho người đọc dễ hiểu. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm lớn của báo cáo Beige Book, bởi vì báo cáo này không dựa trên các phương pháp khoa học.
Trong số các chỉ số kinh tế, Beige Book vừa được coi là chỉ báo hàng đầu vừa bị xem là chỉ báo có độ trễ lớn. Báo cáo Beige Book được coi là một chỉ số hàng đầu vì đây là những phân tích và kết luận về nền kinh tế trong khu vực được các ngân hàng của Cục Dự trữ Liên Bang đưa ra. Tuy nhiên, vì dữ liệu này thường được thu thập trước vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, một số nhà phân tích coi đó là một chỉ báo tụt hậu (nghĩa là dữ liệu này phản ánh hoạt động kinh tế đã diễn ra).
Báo cáo Beige Book sẽ được gửi cho Ban Dự trữ Liên bang hai tuần trước các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Việc phát hành báo cáo này có thể bị trì hoãn bởi một sự kiện lớn chẳng hạn như việc chính phủ đóng cửa.
Tầm quan trọng của báo cáo Beige Book cũng chủ yếu nằm ở ảnh hưởng đối với chính sách tiền tệ. Nếu các ngân hàng khu vực báo cáo hoạt động kinh tế đang chậm lại, điều đó có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang thực hiện các bước giúp chính sách tiền tệ mở rộng hơn. Ngược lại, nếu các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang báo cáo một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát, dẫn đến thắt chặt nguồn cung tiền và tăng lãi suất quỹ liên bang. Cả hai điều này thực chất cũng sẽ đều sẽ ảnh hưởng đến việc vay tiền và chi tiêu của các chủ thể là các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khái niệm báo cáo Beige Book:
Báo cáo Beige Book được hiểu cơ bản chính là báo cáo được sản xuất và xuất bản bởi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED – U.S. Federal Reserve).
Báo cáo Beige Book là một chỉ số kinh tế hàng đầu của nền kinh tế Hoa Kỳ. Báo cáo Beige Book, có tiêu đề chính thức là “Tóm tắt bình luận về các điều kiện kinh tế hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang”, được xuất bản tám lần một năm. Báo cáo này là tập hợp của 12 báo cáo Beige Book khác nhau.
Mỗi khu vực của Cục Dự trữ Liên bang sẽ cần viết một báo cáo Beige Book riêng cho từng khu vực. Các chương này sẽ được biên soạn thành một báo cáo Beige Book tổng hợp, và được phát hành trước cuộc họp của Hội đồng Dự trữ Liên bang. Ngoài mười hai chương đến từ mỗi thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, báo cáo Beige Book còn bao gồm một bản tóm tắt tổng quan được luân phiên viết bởi mỗi thành viên của Hội đồng Dự trữ Liên bang. Ví dụ cụ thể như là bản tóm tắt cho báo cáo gần đây nhất do Cục Dự trữ Liên bang New York chuẩn bị
Việc phát hành báo cáo Beige Book trong thực tiễn cũng sẽ trùng với các cuộc họp hàng năm của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. Báo cáo Beige Book sẽ được xuất bản hai tuần trước cuộc họp FOMC.
Dữ liệu trong báo cáo Beige Book được tổng hợp từ các đơn vị có liên quan đến hoạt động kinh tế của từng khu vực. Một trong số những dữ liệu này bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, sự tăng trưởng hoặc thu hẹp giữa giá cả và tiền lương, doanh số bán lẻ và thương mại điện tử cũng như sản lượng sản xuất. Báo cáo được viết với giọng điệu trần thuật, cung cấp lập luận và phân tích của các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang về ảnh hưởng của dữ liệu đối với nền kinh tế nói chung.
Cách viết báo cáo Beige Book sẽ mang lại sự tin tưởng, khiến cho nhiều nhà phân tích coi báo cáo Beige Book như là một chỉ báo kinh tế hàng đầu. Ngược lại, cũng có các nhà phân tích khác coi báo cáo này là một chỉ báo tụt hậu vì dữ liệu mà các ngân hàng khu vực sử dụng đều dựa trên những thông tin đã xảy ra.
Báo cáo Beige Book được đặt tên dựa trên bìa màu be của nó. Đây là một trong ba báo cáo được chuẩn bị cho cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. Hai cuốn còn lại, Greenbook và Bluebook, cũng được đặt tên dựa theo bìa của chúng. Báo cáo Greenbook có tên chính thức là “Các Điều kiện Kinh tế và Tài chính Hiện tại”, và báo cáo Bluebook được gọi chính thức là “Các Giải pháp Thay thế Chính sách Tiền tệ”.
2. Báo cáo Begie Book ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ như thế nào?
Vì các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ được tổ chức nhằm mục đích có thể quyết định chính sách tiền tệ của nước Mỹ và báo cáo Begie Book được gửi cho các thành viên FOMC hai tuần trước cuộc họp, chính bởi vì vậy nên có rất nhiều câu hỏi về tác động của báo cáo Begie book đến chính sách tiền tệ.
Nếu các ngân hàng khu vực báo cáo rằng nền kinh tế đang chậm lại, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ cân nhắc một chính sách tiền tệ mở rộng hơn để tăng cung tiền. Chính sách này có thể được triển khai dưới hình thức hạ lãi suất để khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp và chi tiêu từ các chủ thể là người tiêu dùng. Điều này cũng có thể làm tăng cung tiền của cả nước Mỹ, điển hình là việc áp dụng nới lỏng định lượng lên nền tài chính Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái năm 2008.
Theo một cách tương tự, nếu các báo cáo cho thấy nền kinh tế tăng trưởng mạnh, với mức lạm phát vượt quá mức mà Cục dự trữ Liên bang đề ra là 2-3%, thì Cục dự trữ liên bang có thể thực hiện các bước để nhằm mục đích có thể thắt chặt chính sách tiền tệ của quốc gia như một cách để từ đó ngăn nền kinh tế phát triển quá mức. Điều này cũng sẽ có thể diễn ra dưới hình thức tăng lãi suất và giảm cung tiền, dẫn đến làm giảm khoản vay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phát triển với một tốc độ vừa phải, không quá nhanh nhưng cũng không quá chậm. Nhìn chung, ta nhận thấy rằng nền kinh tế Goldilocks này đã dẫn đến việc lãi suất được giữ nguyên, không được nâng lên nhưng cũng không bị hạ xuống. Báo cáo Beige Book cũng tiết lộ những suy nghĩ trái chiều từ một số thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang về tốc độ thay đổi lãi suất.
3. Nội dung và vai trò của báo cáo Beige Book:
Nội dung của báo cáo Beige Book:
Báo cáo Beige Book được hiểu cơ bản chính là một báo cáo định tính, mỗi Chi nhánh Dự trữ Liên bang khu vực (12 chi nhánh) sẽ thực hiện phỏng vấn các chủ doanh nghiệp, các nhà kinh tế và những thành phần tham gia thị trường khác ở địa phương của mình và đóng góp 1 chương cho Báo cáo Beige Book .
Mỗi chương sau đó được chia thành các phần khác nhau. Bản báo cáo Beige Book được công bố trước mỗi cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Cục dự trữ liên bang (FOMC) 2 tuần để thiết lập chính sách lãi suất.
Báo cáo Beige Book ra đời đã miêu tả tổng quát tình hình của nền kinh tế quốc dân như tiến độ tiến triển các hoạt động kinh doanh ở địa phương cũng như tình trạng việc làm, tuyển dụng ở 12 quận khác nhau.
Bên cạnh đó báo cáo Beige Book chính là báo cáo chi tiết về các yếu tố kinh tế như giá cả hàng hoá, lạm phát và tỉ giá hối đoái tác động đến nền kinh tế địa phương.
Vai trò của báo cáo Beige Book:
Những dữ liệu này sẽ được cung cấp cho Ủy ban thị trường mở Cục dự trữ liên bang FOMC trước 2 tuần trước khi tổ chức mỗi cuộc họp. Báo cáo Beige Book chính là một công cụ có giá trị vì Uỷ ban sử dụng thông tin từ đó để có thể đưa ra các quyết định quan trọng về nền kinh tế.
Ví dụ cụ thể nếu báo cáo chỉ ra rằng nền kinh tế đang trải qua giai đoạn lạm phát, đến mức độ giá tăng và chi tiêu chậm lại hoặc tạm dừng, nhờ đó Uỷ ban thị trường mở Cục dự trữ liên bang FOMC sẽ có thể quyết định thực hiện các biện pháp phù hợp.