1. Những trường hợp công an giao thông yêu cầu dừng xe

Theo điểm a Khoản 1 Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an, cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ngoài ra, có những trường hợp dù không phát hiện vi phạm nhưng CSGT vẫn được quyền dừng xe, cụ thể theo điểm b, c, d Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA:

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ..

2. Cách đi xe máy không bị công an giao thông bắt mà bạn cần biết?

Có thể thấy, từ ngày 05/8/2020 khi Thông tư 65 có hiệu lực, công an giao thông có thể thổi còi nếu phát hiện người tham gia giao thông có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, ngoài ra, có 03 trường hợp dù không vi phạm nhưng các phương tiện vẫn có thể bị CSGT dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên, dù CSGT được yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ, nhưng nếu xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Như vậy, chỉ khi bạn có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông thì mới bị công an giao thông thổi còi và tiến hành xử phạt. Vì thế, để tránh rơi vào trường hợp đó thì việc tuân thủ luật giao thông khi điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:

– Thứ nhất, luôn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Khi tham gia giao thông thì người điều khiển xe máy cần luôn mang theo các loại giấy tờ xe, bao gồm

  • Giấy đăng ký xe máy;
  • Bằng lái xe (giấy phép lái xe);
  • Bảo hiểm xe máy.

– Thứ hai, đội mũ bảo hiểm đúng quy định và không chở quá số người quy định

Chở quá số người quy định trên xe mà không phải trường hợp khẩn cấp thì khả năng bạn bị công an giao thông “thổi còi” là 99%. Do đó, muốn không bị công an chú ý thì nghiêm chỉnh chấp hành chở đúng số người, đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc phải thực hiện.

– Thứ ba, xe phải đầy đủ gương chiếu hậu

Rất nhiều đã bị tháo do nhận xét là không đẹp. Tuy nhiên, vấn đề phạt gương xảy ra khá thường xuyên. Những xe không gương thường dễ rơi vào tầm mắt của cảnh sát giao thông. Vậy nên, để tránh bị bắt, trước hết xe phải được trang bị những phụ kiện đúng theo quy định. Ngoài ra đèn xe cũng không nên thay đổi hay lắp thêm đèn led sáng trắng. Xe không độ pô, hay dán decal quá lộ liễu. Như vậy sẽ dễ tạo được sự chú ý của cảnh sát giao thông và cơ động khi bạn lưu thông trên đường.

– Thứ tư, chú ý các biển báo giao thông 

Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thi ngoài việc quan sát các phương tiện trên đường, người điều khiển xe máy cần chú ý đến các biển báo giao thông bên đường. 

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,…. Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,… để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

– Thứ năm, không vượt đèn vàng, đèn đỏ

Muốn không bị công an bắt thì phải tuân thủ luật giao thông. Tuyệt đối không được vượt đèn vàng, hay đèn đỏ khi tham gia giao thông. Có khá nhiều người do vội, do đường vắng hoặc đơn giản là không thấy công an giao thông đứng thường ngang nhiên vượt đèn đỏ. Hoặc cố chạy nhanh để kịp mấy giây đèn vàng.

– Thứ sáu, đi đúng làn đường theo quy định

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn theo quy định của pháp luật, là phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Trên thực tế có nhiều người khi tham gia giao thông không phân biệt được thế nào là lỗi đi sai làn hay không chấp hành hiệu lệnh biển báo của vạch kẻ đường dẫn tới những lỗi vi phạm đáng tiếc khi tham gia giao thông.

3. Xử lý khi công an giao thông thổi còi

– Giữ thái độ bình tĩnh, hỏi lý do xuất trình giấy tờ

Khi bị cảnh sát yêu cầu dừng xe, không ít người thường có phản ứng tiêu cực như tim đập nhanh, lo lắng, tức giận, thậm chí chạy trốn khi bị CSGT thổi còi. Các phản ứng này càng khiến công an, cảnh sát giao thông có thêm lý do để nghi ngờ hành vi tham gia giao thông của bạn là bất ổn. Do đó, khi CSGT yêu cầu dừng xe, bạn nên thật bình tĩnh, giữ thái độ lạc quan khi giao tiếp với CSGT. Vì nguyên làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói đều căn cứ trên phát luật. Cần trình bày vấn đề của bạn chậm rãi, lần lượt người nói, người nghe giúp quá trình xử lý vụ việc diễn ra nhanh chóng.

Đầu tiên, bạn cần hỏi lý do mà cảnh sát giao thông dừng xe của bạn để xác định lỗi và xem mình có thực sự vi phạm hay không. Nếu vi phạm hoặc chỉ kiểm tra hành chính thông thường thì xuất trình các giấy tờ liên quan. Nếu bạn không vi phạm, hãy yêu cầu công an xuất trình bằng chứng để tránh trường hợp công an “ bắt nhầm”.

– Cư xử đúng mực khi giao tiếp, làm việc với công an giao thông

Công an giao thông giữ đúng nguyên tắc và cư xử lịch sự với người tham gia giao thông bằng cách đưa tay chào theo “đúng chuẩn”. Do đó, thái độ của bạn có thể thay đổi cục diện cuộc giao tiếp và quá trình xử lý vụ sang hướng mềm mỏng hoặc cứng rắn.

Sau khi quan sát và xác định công an giao thông đủ điều kiện làm việc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy. Trong quá trình trình bày với công an giao thông, cần sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp, đúng tên tuổi và cấp bậc với công an giao thông để chứng tỏ bạn hiểu luật. Bạn cần tránh chửi thề, cãi lại hay xúc phạm công an giao thông để tránh gặp rắc rối bị xử phạt thêm tội khác. 

– Hiểu rõ luật giao thông để tự bảo vệ quyền lợi, đồng thời biết nhận lỗi nếu công an giao thông chứng minh đúng lỗi vi phạm

Để tránh gặp rắc rối với lực lượng chức năng thì bạn cần trang bị tốt những kiến thức căn bản về luật. Khi nắm rõ luật sẽ giúp bạn tự tin hơn bảo vệ quyền lợi bản thân, nhất là sẽ không bị công an giao thông bắt bẻ.

Khi bị công an thổi, đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra vấn đề nào đó. Lúc này bạn cần nhớ lại xem bản thân đã chạy xe thế nào, nhận thức rõ lỗi sai và thành khẩn nhận lỗi cũng là cách giúp bạn tạo được thiện cảm. Nếu công an giao thông chỉ ra đúng lỗi của, hãy nhận lỗi rồi xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc xử lý của công an giao thông. Nếu bạn thấy lỗi của bạn là vô tình, đó là những lỗi nhẹ, nếu bạn hứa không bao giờ tái phạm nữa, công an giao thông có thể sẽ linh động chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính. Chính vì thế, sự hiểu biết và cách hành xử đúng mực vừa là cách giúp bạn tuân thủ pháp luật, đồng thời còn giúp bạn tránh những phiền phức tốn kém khi bị phạt. Nếu bạn thấy mình không làm gì sai, bạn cần cẩn thận với những câu hỏi của công an giao thông. Bởi nếu không có lời giải thích thỏa đáng, thì lúc này bạn đã phạm luật nhưng cố cãi.

– Trình bày với công an giao thông nếu có lý do đặc biệt dẫn tới vi phạm 

Một số tình huống bạn bắt buộc phải phạm luật như đi quá tốc độ, sai làn, vượt gấp… vì bị rượt đuổi hoặc vì một lý do quan trọng nào đó. Do đó, bạn hãy trình báo ngay sẽ giúp cơ quan chức năng xem xét. Nếu gặp phải vấn đề về tâm lý khiến bạn xao nhãng dẫn đến phạm luật như tin buồn, người thân gặp chuyện… thì bạn rất nên trình bày với công an giao thông để nhận được sự cảm thông.

– Ghi lại quá trình làm việc nếu cần

Nếu bạn cảm thấy bị xử phạt oan và muốn khiếu nại, lúc này bạn phải nắm rõ vị trí bị phạt, ngày giờ bị phạt, vấn đề bạn cho rằng mình bị xử lý sai, tên người xử lý bạn và đội cảnh sát đang xử lý vấn đề của bạn. Bạn hãy ghi nhận lại thật nhiều bằng chứng sẽ giúp tăng cơ hội lấy lại công bằng. Do đó, bạn có thể quay phim, ghi âm lại cuộc trò chuyện giữa bạn và CSGT.

Mặt khác, thực tế bạn hoàn toàn được phép ghi âm, quay hình nhằm giám sát CSGT làm việc, tuy nhiên bạn nên lịch sự thông báo với CSGT rằng bạn đang thu âm, hoặc quay lại quá trình làm việc để tránh mâu thuẫn với CSGT.

Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết: Công an giao thông có được phép đánh người vi phạm giao thông không?

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật LVN Group liên quan đến vấn đề: Cách đi xe máy không bị công an giao thông bắt mà bạn cần biết? Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.0191 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatLVN.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group.