1. Chính sách bảo hộ mậu dịch là gì?
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Thuật ngữ chính sách này có thể áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tư nhân, cũng như các cá nhân. Các lệnh điều hành của tổng thống, chính sách quyền riêng tư của công ty và các quy tắc của quốc hội về trật tự là các ví dụ về chính sách. Chính sách khác với các quy tắc hoặc luật pháp. Mặc dù luật pháp có thể buộc hoặc cấm hành vi, chính sách chỉ hướng dẫn hành động đối với những hành vi có nhiều khả năng đạt được kết quả mong muốn.
Trong kinh tế học quốc tế, bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch (hay chính sách bảo hộ thương mại) tạm dịch sang tiếng Anh là Trade protectionism policy. Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách thương mại quốc tế. Đây là việc nhà nước thực hiện các chính sách giao thương hàng hóa nhằm hạn chế danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu để bảo vệ kinh tế trong nước. Như vậy ta có thể hiểu chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách được thực hiện trong hoạt động thương mại của một quốc gia.
1.1. Mục đích của chính sách bảo hộ mậu dịch
Chính phủ của một quốc gia áp dụng các biện pháp khác nhau để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Các biện pháp được áp dụng trong các khoảng thời gian với mức độ khác nhau. Nhằm tạo các lợi thế cho doanh nghiệp trong nước phát triển và tìm kiếm chỗ đứng. Từ đó mà nắm giữ các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tạo thế mạnh cho họ khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia cạnh tranh. Chính sách này được triển khai bằng cách nâng cao một số tiêu chuẩn như về chất lượng, độ an toàn, vệ sinh, môi trường, xuất xứ hoặc đặt thuế xuất nhập khẩu cao hơn bình thường để hạn chế mặt hàng đó vào trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được áp dụng đối với các quốc gia có tiềm lực kinh tế không quá mạnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn. Khi đó, các sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh chưa thâu tóm được toàn bộ thị trường trong nước. Việc thực hiện chính sách này nhằm kéo dài thời gian giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh. Có đủ tiềm lực và độ mạnh thương hiệu để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó chính là thời điểm quốc gia mở cửa thị trường. Tuy nhiên, việc thực hiện cần thiết và phù hợp trong từng ngành mới tác động tích cực đến kinh tế và xã hội.
Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách chỉ áp dụng đối với chính sách thương mại mở cửa mang tính chất quốc tế. Với nội dung chính sách nhằm triển khai các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy sản xuất và kinh doanh trong nước. Với những ý nghĩa tích cực mà chính sách này mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Đây là hoạt động điều chỉnh khi quốc gia tham gia trao đổi, hàng hóa dịch vụ với quốc gia khác hoặc với tổ chức quốc tế. Do tính chất của một số ngành sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ gặp khó khăn khi bị cạnh tranh bởi hàng hóa ngoại nhập nếu mở cửa thị trường. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tài chính của doanh nghiệp trong nước và giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Hay nói cách khác là gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Mục đích của bảo hộ thương mại là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trước những nhà sản xuất nước ngoài, hạn chế sự tiếp cận của hàng hóa ngoại nhập bằng cách hỗ trợ tiếp thị sản phẩm quốc nội.
1.2. Nhiệm vụ của chính sách bảo hộ mậu dịch
Chính sách bảo hộ mậu dịch có nhiệm vụ đó là bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Chính sách bảo hộ mậu dịch đặt ra các tiêu chuẩn cao với hàng hóa thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,… Hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.
Nguyên nhân các nước có chính sách bảo hộ mậu dịch vì việc bảo vệ mậu dịch là bảo vệ nền công nghiệp non trẻ, tạo nên nguồn tài chính công cộng, khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp, thực hiện phân phối lại thu nhập, bảo vệ việc làm cho ngành công nghiệp, bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm đạt các mục tiêu về văn hoá,…
2. Chính sách bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam
Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đã ký kết các điều khoản liên quan đến bảo hộ mậu dịch như: Việt Nam cam kết từ thời điểm gia nhập WTO không áp dụng mới và không áp dụng thêm các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp quy định của WTO, cụ thể: Bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch trước thời điểm gia nhập; Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu từ thời điểm gia nhập; Bãi bỏ tất cả các hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô, đường tinh luyện, muối; Bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng tại thời điểm gia nhập như đối với: Thuốc lá điếu và xì gà, ô tô cũ không quá 5 năm, xe máy có dung tích 175 cm3 trở lên.
Việt Nam cũng tham gia đàm phán để đạt được thỏa thuận về cắt giảm thuế quan như: Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế: Khoảng 23% (từ mức 17,4% năm 2006 xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong 5-7 năm); Số dòng thuế cam kết giảm: Khoảng 3800 dòng thuế. Nhóm mặt hàng có cam kết giảm nhiều nhất gồm: Dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện – điện tử, thịt lợn bò, phụ phẩm; Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần: 3170 dòng thuế, chủ yếu đối với các nhóm hàng như: Xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải.
2.1. Đặc điểm của Chính sách bảo hộ mậu dịch
– Hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài: Với nội dung chính sách đưa ra những rào cản xác định điều kiện, tiêu chuẩn đối với hàng hóa nước ngoài muốn tham gia thị trường trong nước. Từ đó mà hàng hóa nước ngoài khó khăn hơn trong việc muốn xâm nhập thị trường. Với mục đích nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước và sản xuất trong nước. Khi việc sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển. Các đa dạng thị trường ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trong nước. Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài trong thời điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chỗ đứng nhất định không những tạo khó khăn cho doanh nghiệp mà còn xáo trộn thị trường. Chính sách hạn chế nhập khẩu hàng nước ngoài nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có điều kiện cạnh tranh với các tập đoàn lớn. Khi đất nước chưa đạt đến trình độ phát triển nhất định về tài chính và kinh tế.
– Chính sách này được thực hiện thông qua áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tương đối dày đặc. Việc đánh thuế vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa đảm bảo hàng hóa có yếu tố nước ngoài khó tham gia vào thị trường nội địa. Giúp hạn chế các hoạt động cạnh tranh đối với hàng hóa được sản xuất. Còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của quốc gia và tính chất hàng hóa. Có thể kể đến là việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan như: Giấy phép nhập khẩu. Các quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa. Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng. Các quy tắc xuất xứ. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
– Chuẩn bị tiềm lực thực hiện chính sách mậu dịch tự do tạo các chính sách thuận lợi nhằm thu hút các hoạt động cả doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường. Giúp tạo thị trường cạnh tranh, kinh tế đất nước phát triển đa dạng. Người dân được đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
2.2. Tác động của bảo hộ mậu dịch
Bảo hộ mậu dịch giống như con dao hai lưỡi vừa mang lại cả những tích cực và tiêu cực:
– Tác động tích cực:
Làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ngành công nghiệp non trẻ với năng lực cạnh tranh còn kém. Giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao sức cạnh tranh, có điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngoài. Thuế quan góp phần đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Làm giảm thất nghiệp chung và làm tăng thu nhập. Thuế quan góp phần giúp chống lại bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu, qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế lành mạnh, bình đẳng hơn. Góp phần cải thiện cán cân thương mại vì bảo hộ mậu dịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc
– Tác động tiêu cực:
Chính phủ cần phân biệt rạch ròi giữa những ngành công nghiệp cần bảo hộ và những ngành không cần bảo hộ. Đây là công việc rất khó thực hiện. Về mặt kinh tế thì bảo hộ có hại hơn có lợi, dân chúng sẽ phải hạn chế tiêu dùng vì phải trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng thấp, còn các doanh nghiệp thì ngày càng phải dựa vào những cái ô bảo hộ của Chính phủ để tồn tại. Việc Chính phủ tăng hỗ trợ cho một ngành công nghiệp thì những người tiêu dùng hoàn toàn không có lợi gì từ việc hỗ trợ của Chính phủ và họ sẽ ngừng ngay việc mua những hàng hóa có chất lượng thấp do các doanh nghiệp được bảo hộ sản xuất ra. Điều này có thể khuấy động tính cạnh tranh tiêu cực, thậm chí có thể dẫn tới chiến tranh thương mại giữa các quốc gia. Nước áp dụng chính sách này hoàn toàn có thể bị các nước khác trả đũa.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ về Chính sách bảo hộ mậu dịch là gì? Chính sách bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!