1. Hội nghị chủ nợ theo quy định của pháp luật
– Chủ nợ: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
– Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
– Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
– Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.
– Khái niệm hội nghị chủ nợ: là cuộc họp của các chủ nợ được triệu tập trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp để thảo luận thông qua phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc kiến nghị phương án để phân chia tài sản doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
2. Thành phần tham gia của hội nghị chủ nợ theo quy định của pháp luật:
Theo điều 77 của Luật phá sản năm 2014 thì những người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ cụ thể như sau:
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục phá sản là bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Bởi vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng dành cho chủ nợ quyền tham gia hội nghị chủ nợ. Bên cạnh hội nghị chủ nợ, Luật phá sản của một số nước còn quy định thêm một số cơ quan khác đại diện cho chủ nợ là ủy ban chủ nợ ( hội đồng chủ nợ) gồm một số chủ nợ lớn. Còn theo pháp luật Việt Nam thì thành phần chủ nợ gồm có:
– Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
– Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
– Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Bên cạnh các chủ thể có quyền tham gia hội nghị chủ nợ, nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ thuộc về người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của luật phá sản năm 2014. Trong trường hợp này , nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia được hội nghị chủ nợ thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ. Người được ủy quyền nếu tham gia hội nghị chủ nợ có quyền , nghĩa vụ như người ủy quyền, đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia hội nghị chủ nợ.
3. Thủ tục triệu tập Hội nghị chủ nợ theo quy định của pháp luật:
– Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.
– Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
– Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
4. Nguyên tắc tiến hành hội nghị chủ nợ theo quy định của pháp luật:
– Tôn trọng thỏa thuận của người tham gia thủ tục phá sản nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản.
– Công khai trong việc tiến hành Hội nghị chủ nợ.
5. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ theo quy định của pháp luật:
Điều 79: Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ:
1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Theo quy định tại điều 79 của Luật phá sản năm 2014 thì hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có hai điều kiện sau đây:
– Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Trong trường hợp chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật phá sản năm 2014 thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ. Chủ nợ nếu không tham gia được thì phải có ý kiến những nội dung sau đây:
+ Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
+ Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Trong trường hợp không có những thành phần trên thì sẽ phải tiến hành tạm hoãn hội nghị chủ nợ theo quy định tại điều 80 của Luật phá sản năm 2014 như sau:
– Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
– Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.
6. Nội dung và trình tự hội nghị chủ nợ theo quy định pháp luật
Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
– Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
– Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
-Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
– Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
– Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;
– Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
– Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
– Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;
– Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
– Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
Trên đây là bài viết của công ty Luật LVN Group về khái niệm hội nghị chủ nợ, và quy định pháp luật Việt Nam về hội nghị chủ nợ. Nếu khách hàng còn vấn đề chưa rõ thì có thể liên hệ đến đường dây hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ. Trân trọng!