Phòng chống tham nhũng là một nội dung không chỉ đối với nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới, theo đó để có thể ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này thì Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ là giải pháp tối ưu nhất được sư dụng tại nước ta. Vậy để hiểu về bản chất Kiểm soát tài sản là gì? Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ? như thế nào.
Việc kiểm soát tài sản được xem như một biện pháp rất hữu ích đối với công tác phòng chống tham nhũng và ngăn chặn các hành vi tham nhũng hiện nay, thông qua giải pháp kiểm soát tài sản này có thể biết được chính xác về khối tài sản của một người có chức vụ quyền hạn. Theo đó có thể góp phần đưa đất nước ngày càng văn minh, phát triển và tiến bộ, công bằng, bình đẳng hơn.
Hiện nay trong xã hội dưới sự phát triển về kinh tế thì chúng ta mới quan tâm nhiều đến việc kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mà chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm soát tài sản của những người này.Như vậy có nghĩa rằng, pháp luật mới chỉ quan tâm nhiều đến việc kê khai tài sản đi vào nề nếp, đúng pháp luật mà chưa có biện pháp để bảo đảm việc kê khai đó giúp cho Nhà nước và xã hội kiểm soát được tài sản cũng như sự biến động về tài sản của cán bộ, công chức. Qua đó phát hiện những dấu hiệu bất minh và có biện pháp ngăn chặn sự tẩu tán và cuối cùng là có thể thu hồi tài sản đó khi chứng minh được mối quan hệ của nó với hành vi tham nhũng.
Như chúng ta đã biết hiện nay vấn đề kiểm soát tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận. Theo đó thì đây là một biện pháp nhằm mục đích biết được các thông tin về thu nhập và việc chuyển hóa của thu nhập thành các dạng tài sản và các khoản chi tiêu dùng, chi đầu tư của cá nhân.
Không những thế ta thấy việc kiểm soát tài sản, thu nhập còn mang ý nghĩa quan trọng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua việc kiểm soát, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định tổng thu nhập hợp pháp của cán bộ, công chức. kết hợp với các biện pháp về xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kết luận về hành vi làm giầu bất chính của công chức, làm căn cứ để đấu tranh và loại bỏ hành vi tham nhũng. Quy định này chính là cơ chế phòng ngừa hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập.
Kiểm soát thu nhập là một vấn đề phức tạp, cần được nhìn nhận bao quát với cả chuỗi sự biến đổi giữa thu nhập với tài sản và các khoản chi tiêu dùng, chi đầu tư. Nếu hình dung tổng thu nhập của một cá nhân là A, tài sản B và chi tiêu dùng là C thì ta sẽ có A = B + C; chỉ kiểm soát A sẽ ít hiệu quả, nhất là chỉ bằng việc kê khai; cần đặt việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong mối quan hệ tổng thể với việc kiểm soát B và C. Kiểm soát thu nhập phải gắn liền với kiểm soát tài sản và cả các khoản chi tiêu dùng, chi đầu tư, để tất cả tiền, tài sản liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn đều bị kiểm soát và có các cơ sở để đối chứng khi xác minh.
Ngoài ra cũng có thể thấy đối với việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cần phối hợp nhiều biện pháp, tạo một cơ chế đồng bộ và có sự kết nối giữa các phương thức hiện nay như về kê khai tài sản, thu nhập, về nộp thuế thu nhập cá nhân, về thanh toán không dùng tiền mặt và quy định về việc nhận quà tặng và nộp lại quà tặng; tạo sự kết nối giữa các phương thức trên trong việc giám sát, phát hiện và xác minh các khoản thu nhập có nguồn gốc bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn.
Hiện nay theo quy địnhc ủa Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được thiết kế với tinh thần “kiểm soát” rất mạnh mẽ, với bốn nhóm trụ cột chính, bao gồm quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và về việc kê khai tài sản, thu nhập; về xác minh tài sản, thu nhập và việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; trong đó nổi bật với việc mở rộng đối tượng chịu sự kiểm soát, quy định thêm một số loại tài sản phải kiểm soát, công khai và đẩy mạnh việc xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.
Thế nên với các quy định về vấn đề này là trụ cột quan trọng trong Luật phòng, chống tham nhũng, có mục đích tạo ra cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý hiệu quả, mà trọng tâm là đẩy mạnh việc xác minh, làm rõ các tài sản, thu nhập được kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định mang tính chuyên trách, tập trung về chức năng và giao cho Thanh tra Chính phủ, cơ quan thanh tra tỉnh và các cơ quan khác ở Trung ương thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Bên cạnh đó có những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc quy định này đã tạo ra sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của công tác này.
Việc kê khai tài sản, thu nhập có những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tài sản, thu nhập phải kê khai có những nội dung mới như kê khai tài khoản ở nước ngoài, kê khai tổng thu nhập giữa hai lần kê khai; phương thức và thời điểm kê khai cũng được tiếp cận theo hướng mới. Theo đó, việc kê khai bao gồm kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hàng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ. Đối tượng thuộc diện phải kê khai hàng năm sẽ giảm đáng kể, làm cho việc kê khai đi vào thực chất, có ý nghĩa phòng ngừa tham nhũng nhiều hơn mà không mất quá nhiều chi phí thời gian, vật chất cho việc này.
Luật cũng quy định việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai và các nguồn thông tin khác. Điều này tạo cho việc kiểm soát được thực hiện liên tục, không chỉ thể hiện ở việc kê khai, xác minh, giải trình mà còn bị kiểm soát trong suốt thời gian giữa hai lần kê khai.
Xác minh tài sản, thu nhập cũng có những quy định mới làm tăng khả năng xác định rõ các tài sản, thu nhập được kê khai và đánh giá về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Luật đã quy định thêm các trường hợp cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tiến hành xác minh trong đó có việc xác minh ngẫu nhiên theo kế hoạch hàng năm.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng nhằm lưu trữ, khai thác các thông tin về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia tạo cơ sở thống kê quan trọng trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phục vụ việc xác minh, làm rõ tính trung thực của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Như vậy thông qua điều này không chỉ giúp xác minh, làm rõ tài sản của một cá nhân mà có thể kiểm soát sự chuyển dịch của một số tài sản nhất định với những dữ liệu trong hệ thống, nhất là những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hay có những dấu hiệu đặc thù để nhận biết.