1. Mức xử phạt hành vi đe dọa người khác ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Hành vi đe dọa người khác khi nào sẽ bị xử lý theo luật hình sự ạ ? Khi nào thì bị phạt hành chính ạ ? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này ? Cảm ơn!

Người hỏi: Nguyễn Mây (Tỉnh Thái Bình)

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

1.1. Quy định tội đe dọa giết người

Theo quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người như sau :

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;… 

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Trong tình huống của bạn nếu lời đe dọa của người đàn ông khiến bạn có tâm lý thực sự lo sợ hành vi này sẽ xảy ra, thì đây có thể trường hợp này đã cấu thành tội đe dọa giết người.

Tuy nhiên, có thể thấy bạn tình huống trên bạn không có tâm lí lo sợ khi bị đe dọa mà còn nói ra địa chỉ, để người kia tìm đến với thái độ thách thức, chứng tỏ rằng bạn lời đe dọa này chưa thực sự tác động nhiều đến bạn khiến bạn có tâm lí bất an lo sơ. Vì vậy, trường hợp này chưa cấu thành tội đe dọa giết người.

 

1.2. Quy định xử phạt hành chính hành vi đe dọa

Tình huống của ban là bạn đã bị hai người khác tấn công nhưng chưa gây thương tích gì, vậy không thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, hai bên đã có những cuộc cãi vã. Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng nếu chưa có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Theo quy định khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự , an tòan xã hội; phòng cháy và chữa cháy ; Phòng chống bạo lực gia đìnhhành vi đanh nhau, gây rối trật tự cộng sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;………..

Như vậy, khi bạn yêu cầu công an phường giải quyết, và có đầy đủ chứng cứ chứng minh các hành vi bị đánh, bị đe dọa thì những người này có thể xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần có sự xác minh rõ ràng từ phía cơ quan công an để thực hiện xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Xem thêm: Hành vi đe dọa người khác kiện, trình báo đến cơ quan nào?

 

2. Tố cáo hành vi đánh đập, đe dọa như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có một người thân (tên H) thường xuyên bị người yêu cũ đe dọa, đánh đập vậy xin hỏi: Làm gì để tố cáo hành vi đe dọa này ạ ? Cách giải quyết khi bị người khác đánh đập, đe dọa mình như thế nào ? Người này còn đe dọa tung những hình ảnh nhậy cảm của hai người trước đây để khống chế không cho chị H tố cáo ạ.

Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

(N.T.T – tỉnh Nam Định)

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, người yêu cũ của H đã có hành vi đánh đập H trước đó, nếu như có căn cứ chứng minh và tương ứng với hậu quả để lại cho H, người này phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;…. 

Đối với việc người yêu cũ của H có hành vi thường xuyên chửi bới, nhục mạ H và đe dọa sẽ tung ảnh sex của H lên mạng xã hội. Với hành vi này, người yêu cũ của H có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác được quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ngoài ra, nếu thực tế xảy ra hành vi tung ảnh sex của H lên mạng xã hội, người này còn có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 326 về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;…. 

Nếu hành vi phát tán hình ảnh trên mạng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Về trách nhiệm dân sự, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người đó những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu.

Trường hợp này bạn của bạn nên trình báo với cơ quan công an ở địa phương nơi cư trú để phối hợp điều tra và ngăn ngừa hậu quả xảy ra. Tham khảo nội dung liên quan:Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm ?

 

3. Đe dọa nhục mạ người khác có bị xử lý hình sự không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Hành vi đe dọa, nhục mạ người khác nơi công cộng thì bị xử lý thế nào ? Có thể khởi kiện để yeu cầu bồi thường đối với hành vi nhục mạ này hay không ? Muốn khởi kiện thì phải làm như thế nào ạ ?

Cảm ơn!

(Người hỏi: Kiều Hoa, tỉnh Thừa Thiên Huế).

 

Trả lời:

Hồ sơ khởi kiện theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015 gồm:

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Mức xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Bộ luật dân sự 2015quy định:

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định …. 

 

4. Tố giác khi bị đe dọa đến tính mạng ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi bị đe dọa (giết hoặc tạt a-xít) thì tôi tố giác đến đâu để được bảo vệ ạ ? Hình phạt với hành vi đe dọa này được pháp luật quy định hình phạt thế nào ? Cảm ơn!

Người hỏi: N.T.T (tỉnh Hưng Yên)

 

Trả lời:

Điều 133Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người như sau:

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; …..

Tuy nhiên, để xác định một hành vi có cấu thành tội phạm hay không thì cần phải có sự điều tra, xem xét và kết luận của cơ quan nhà nước. Nếu nhận thấy hành vi của người chủ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích của bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng……..

Như vậy bạn có thể tố cáo tại cơ quan công an, viện kiểm sát nơi người chủ cư trú để tiến hành xem xét giải quyết. Mẫu đơn tố cáo bạn có thẻ tham khảo tại đâu: Mẫu đơn tố giác tội phạm.

Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cũng như thời gian giải quyết quy định tại điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

“1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.  Rất mong nhận được sự hợp tác!