1. Khái niệm về năm ngân sách
Năm ngân sách là khoảng thời gian khép kín một chu kì ngân sách do pháp luật quy định để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của một quốc gia.
Năm ngân sách nhà nước còn gọi là tài khóa quốc gia. Trong lịch sử (ở nước Anh vào đầu thế kỉ XVII), thời kì bắt đầu áp dụng chế độ chỉ tiêu quốc gia có sự kiểm soát của cơ quan dân cử, khoảng thời gian thực hiện dự toán ngân sách nhà nước không xác định cụ thể (2 hay 3 năm). Với sự suy yếu quyền lực của chế độ vương quyền, để tăng cường vai trò kiểm soát việc chỉ tiêu của vua, chúa, từ cuối thế kỉ XVII, lần lượt các nước châu Âu áp dụng chế độ thực hiện dự toán ngân sách là 1 năm. Phần lớn các nước áp dụng năm ngân sách nhà nước trùng với năm dương lịch như Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Hà Lan… Ở một số nước, năm ngân sách nhà nước là 12 tháng, nhưng thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc không trùng với năm dương lịch (Anh, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01.4 năm trước đến ngày 31.3 năm sau. Ở Canađa, Thuy Điển, Nauy, Ôxtrâylia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01.7 năm trước và kết thúc vào ngày 30.6 năm Ở Hoa Kì, năm ngân sách từ ngày 01.10 năm rước và kết thúc vào ngày 30.6 năm sau).
Dù ngân sách nhà nước được xác định khác nhau giữa các quốc gia, giữa các giai đoạn lich sử Hhthgj Việc xác định đều tuân theo một số nguyên = cơ bản như: thống nhất giữa các thời kì phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với thời kì quyết toán ngân sách; đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý; thích Ứng với đặc điểm và chu kì hoạt động kinh tế; phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt có liên quan đến chu kì ngân sách; bảo đảm tính ổn định tương đối và bảo đảm tính so sánh được của các chỉ tiêu ngân sách.
Ở Việt Nam, Luật ngân sách nhà nước quy định, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01.01 và kết thúc vào ngày 31.12 năm dương lịch. Hàng năm, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15.11 năm trước.
Điều 14 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định như sau:
“Điều 14. Năm ngân sách
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch”
2. Khái niệm chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Hiểu một cách đơn giản, chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ. Như vậy, việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ.
3. Các công cụ của chính sách tài khóa
Trong chính sách tài khoá, hai công cụ chủ yếu được sử dụng là chi tiêu của chính phủ và thuế. Cụ thể:
3.1 Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
– Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước… Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội – GDP so với khu vực tư nhân. Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân. Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu.
– Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội. Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.
3.2 Thuế
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:
– Thuế trực thu: Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
– Thuế gián thu: Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách, cụ thể như sau:
– Cách thứ nhất: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
– Cách thứ hai: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
4. Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:
– Đây là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Ở trong điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức, chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
– Về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế).
– Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách tài khóa nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Tăng trưởng (thu nhập), trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa.
Tuy nhiên ngoài những vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng nêu trên thì chính sách tài khóa cũng có những điểm hạn chế nhất định, cụ thể như:
– Trễ về mặt thời gian: Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, chính phủ phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô (có thể đến 6 tháng). Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.
– Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản:
+ Thứ nhất, chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính.
+ Thứ hai, nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa không được như mong đợi.
– Khi kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.
– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.
5. Chính sách tài khóa của Việt Nam trong nền phát triển kinh tế
Việt Nam những năm gần đây được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Dù chịu nhiều sự tác động, tuy nhiên tình hình kinh tế của Việt Nam vẫn có nhiều chuyển biến nhất định, điều này đến từ sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng nhà nước.
Việt Nam cần phải chú trọng một số các giải pháp để phát triển nền kinh tế, cụ thể như sau:
– Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ngay từ khâu xây dựng và hoạch định chính sách. Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể chính sách về tài chính – tiền tệ cho giai đoạn 2020 – 2025, trong đó, vấn đề về cân đối bội chi ngân sách, cân đối đầu tư công cần được tính toán, nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ tới các chỉ tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ (gồm: tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng).
– Tăng cường vai trò chủ động, tích cực điều tiết vĩ mô nền kinh tế của các chính sách tài chính và công cụ tài chính. Chính sách tài chính phải gắn kết đồng bộ với các chính sách kinh tế để định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh. Đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư, các trung gian tài chính nhằm động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp…
– Phối hợp đồng bộ hơn trong triển khai lịch đấu thầu trái phiếu chính phủ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
– Từng bước giảm bội chi ngân sách theo hướng Chính phủ chỉ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đối tác công – tư.
– Tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa đạt hiệu quả như mong muốn, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.
– Phối hợp phát triển thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu
Luật LVN Group (sưu tầm)