1. Cần làm gì khi bị người khác vu khống ?
Trả lời:
Điều 156 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vu khống như sau:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chúng ta thấy điều luật quy định 2 hành vi được coi là vu khống:
– Một là, bị đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Hai là, bị đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp của bạn, hành vi của người đang vu khống bạn là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Bạn còn nói rằng gia đình bạn chịu nhiều áp lực và bị đe dọa đến tính mạng.
Do bạn không nói rõ hành vi của người kia nên chúng tôi không phân tích cụ thể được.
Với trường hợp của bạn, bạn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách làm đơn tố cáo gửi cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu đơn tố cáo bạn có thể tham khảo trên website luatLVN.vn.
Về việc gửi đơn: bạn gửi đơn tại Cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú hoặc làm việc. Khi gửi đơn tố cáo, bạn phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc tồn tại hành vi vu khống nhằm xúc phạm danh dự của bạn, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn, cho thấy tính mạng của gia đình bạn đang bị đe đọa.
Trong trường hợp khởi kiện dân sự tại TAND, đơn khởi kiện của bạn phải được gửi đến TAND cấp quận/huyện nơi người bị kiện – bị đơn, đang cư trú hoặc làm việc. Mặt khác, bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện là những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của bạn là có căn cứ và hợp pháp. Nếu như bạn không chứng minh được cho yêu cầu của bạn là có căn cứ và hợp pháp thì Tòa án sẽ không nhận đơn khởi kiện của bạn.
2. Xin tư vấn về việc bị người khác vu khống ?
Sau khi kiểm tra và báo lỗi 2 lần, lần 1 mình copy và gửi thông báo lỗi từ hệ thống cho họ và đề nghị họ liên hệ người bán dịch vụ đó để giải quyết. Rồi họ trả lời là bên kia từ chối. Cho nên mình kiểm tra lần 2 để chắc chắn và báo là mã nguồn của bạn đã bị xóa và mình báo giá chi phí để khắc phục lỗi trên thì người đó không đồng ý và yêu cầu hỗ trợ miễn phí. Mình từ chối thì người đó đi nói với người khác rằng nghi ngờ mình đã lấy thông tin quản trị và vào xóa hết mã nguồn rồi báo giá sửa chữa nhằm trục lợi với lí do lần 1 mình không báo chính xác là mã nguồn bị xóa mà chỉ copy thông báo từ server gửi họ. Người đó còn email cho sếp mình nói rằng nghi ngờ việc đó. Khi mình biết được sự việc mình yêu cầu người ta xin lỗi vì đã vu khống mình xóa code thì người ta trả lời họ chỉ nghi ngờ chứ không buộc tội nên không cần xin lỗi.
Xin Luật sư của LVN Group giúp mình giải đáp thắc mắc xem liệu mình đã có đủ yếu tố để xác định người ta tội vu khống và yêu cầu người ta ngừng phát tán những nghi ngờ vô căn cứ trên.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự: 1900.0191
Trả lời:
Tội vu khống được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt chuyện xấu xa, không đúng sự thật cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật… Bịa đặt là hư cấu những chuyện không có thật; loan truyền những chuyện, những điều biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước, cho rằng họ đã phạm một tội nào đó. Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh… Trường hợp người đưa tin bịa đặt nhưng lầm tưởng những điều họ loan tin là có thật thì không phạm tội. Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị mất uy tín, danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tội vu khống được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước về việc người khác phạm tội.
Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (Như trích dẫn ở trên).
Như vậy nếu họ cố tính vu khống lan truyền những thông tin không đúng sự thật gây ảnh hưởng cho bạn thì bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm đến cơ quan công an, tòa án , viện kiểm sát gần nhất để được bảo vệ.
Yêu cầu về đơn tố cáo theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo 2018
Điều 22. Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
3. Vu khống người khác bị xử phạt như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì nếu người nào đó bịa đặt, loan truyền những điều mà biết rõ là không đúng sự thật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, danh dự của người khác thì tùy từng mức độ và trường hợp mà người đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vu khống như trích dẫn phần trên.
Do đó trong trường hợp này, bạn nên làm đơn yêu cầu cơ quan công an giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
4. Bị người khác vu khống phải làm thế nào ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Như vậy, khi tiếp nhận tin tố giác, cơ quan điều tra sẽ tiến hành thủ tục điều tra, thu thập chứng cứ. Lời akhai của người bảo vệ cũng được coi là một căn cứ để điều tra. Tuy nhiên, cơ quan điều tra sẽ không căn cứ vào lời khai của riêng người bảo vệ để đưa ra kết luận. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra sẽ xác định được lời khai của người bảo vệ có chính xác hay không.
Điều 66. Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 383 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 302 của Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Theo đó, người bảo vệ có đủ tư cách để trở thành người làm chứng nếu cơ quan điều tra khởi tố vụ án của bạn. Bạn có thể đưa ra các chứng cứ để bảo vệ mình như các chi tiết liên qua đến thời điểm xảy ra vụ việc: Khi bạn ra hút thuốc có ai thấy bạn không? Tòa án đó có camera giám sát không?… Việc xác định sự thật của vụ án thuộc về nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng có thẩm quyền, bạn có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không buộc phải chứng minh.
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Bạn có thể tố cáo người bảo vệ với hành vi Vu khống người khác theo quy định tại điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (như đã trích dẫn phần 1).
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
5. Tư vấn về làm nhục người khác ?
>> Luật sư tư vấn Luật Hình sự về hành vi làm nhục người khác, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luạt hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội làm nhục người khác
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Nếu hành vi làm nhục người khác cấu thành một tội độc lập thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Theo như nội dung vụ việc bạn trình bày thì có thể cho thấy rằng, chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự ở đây. Hành vi của người phụ nữ kia là chỉ ở mức độ ” Nói” bạn hành xử vô học cùng với việc nội dung và hình hảnh đấy được đăng tải lên mạng xã hội và chia sẻ rất nhiều, nhưng nếu những hình ảnh và nội dung ấy không lăng mạ, xúc phạm NGHIÊM TRỌNG nhân phẩm, danh dự của bạn( chửi rủa, đánh đập, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực) thì hành vi của người phụ nữ ấy chưa được xem là hanh vi vi phạm pháp luật về tội làm nhục nhân phẩm , danh dự người khác.