Ngày 11/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 142/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Nghị định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 142/2017/NĐ-CP
Số hiệu: | 142/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 11/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2018 |
Ngày công báo: | 20/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1037 đến số 1038 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 142/2017/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 142/2017/NĐ-CP
Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với trường hợp chủ tàu không mua bảo hiểm bắt buộc cho thuyền viên công tác trên tàu (quy định hiện hành không xử phạt hành vi này).
Mức phạt nêu trên đồng thời áp dụng đối với các hành vi:
– Không thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu;
– Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và các chi phí không thuộc danh mục do BHYT chi trả như: chi phí phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc,…;
– Không trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị;
– Không cung cấp kinh phí cho thuyền viên hồi hương theo hướng dẫn,…
Mặt khác, chủ tàu vi phạm những quy định nêu trên còn có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn từ 03 đến 06 tháng.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy định mới về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp
Liên hệ ngay LVN Group
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 1900.0191.
Giải đáp có liên quan
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải chịu một trong các cách thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng cách thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.