Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn

cNgày 12/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2018.

Tình trạng pháp lý của Nghị định 52/2018/NĐ-CP

Số hiệu: 52/2018/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 12/04/2018 Ngày hiệu lực: 01/06/2018
Ngày công báo: 26/04/2018 Số công báo: Từ số 527 đến số 528
Tình trạng: Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý của Nghị định 52/2018/NĐ-CP

Xem trước và tải xuống Nghị định 52/2018/NĐ-CP

Nội dung chính của Nghị định 52/2018/NĐ-CP

Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do nhà nước tổ chức được nhà nước hỗ trợ như sau:

  • Hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ sở hữu.

Mức hỗ trợ tối đa cho nội dung trên là 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

  • Chi 100% chi phí cho việc thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm, tổ chức hội thi, ăn nghỉ đi lại đối với hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.

Mặt khác, đối với dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương thì mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Có thể bạn quan tâm:

  • Phí xây dựng nông thôn mới có bắt buộc phải đóng góp không?

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 1900.0191

Giải đáp có liên quan

Tiêu chí nào cho nghề truyền thống?

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời gian đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Nhóm ngành nghề nông thôn nào được hỗ trợ phát triển?

Theo Nghị định này, 7 nhóm ngành nghề nông thôn được hỗ trợ phát triển bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản;
2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn;
4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ;
5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh;
6. Sản xuất muối;
7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm những gì?

– Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống.
– Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.
– Phát triển làng nghề mới.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com