Quản lý danh mục là quản lý tập trung của một hoặc nhiều danh mục để đạt được các mục tiêu chiến lược quan trọng, trong đó các chương trình, dự án, hoạt động vận hành và danh mục con của danh mục có thể không liên kết, không phụ thuộc hoặc có thể có sự liên quan trực tiếp với nhau. Tìm hiểu về nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư?
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư chắc hẳn là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với bất cứ chủ thể nào tham gia đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế – tài chính. Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư đang dần trở nên phổ biến và nó cũng có những ý nghĩa, vai trò quan trọng trong thực tiễn. Tuy nhiên, chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về quản lý danh mục:
Ta hiểu về quản lý danh mục như sau:
Quản lý danh mục được định nghĩa là quản lý tập trung của một hoặc nhiều danh mục để đạt được các mục tiêu chiến lược quan trọng, trong đó các chương trình, dự án, hoạt động vận hành và danh mục con của danh mục có thể không liên kết, không phụ thuộc hoặc có thể có sự liên quan trực tiếp với nhau.
Quản lý danh mục thực chất chính là một danh sách các dự án kinh doanh (hoặc các cấu phần khác như chương trình, danh mục con, hoạt động vận hành) mà khi đầu tư vào đó ta có thể thu được lợi nhuận. Đầu tư tài chính trên thực tế vẫn luôn là kênh đem lại lợi nhuận nhưng cũng đi kèm với rủi ro. Tùy theo sức chịu đựng rủi ro của các chủ thể là những nhà đầu tư, nhà bảo trợ hoặc các lãnh đạo cấp cao nhất mà họ chọn những cấu phần (dự án, chương trình, danh mục con và hoạt động vận hành) phù hợp với mình nhất.
Cách quản lý danh mục tốt nhất đó chính là xác định được danh mục tối ưu về mặt số lượng và chủng loại nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho tổ chức phù hợp với mục tiêu chiến lược.
Mục đích của quản lý danh mục:
Quản lý danh mục cũng có nhiều mục đích khác nhau, phù hợp cho nhiều dự án.
Quản lý danh mục cũng nhằm mục đích để khẳng định rằng danh mục nhất quán và phù hợp với các chiến lược tổ chức. Quản lý danh mục bao gồm các mục đích cơ bản như sau:
– Quản lý danh mục có nhiệm vụ hướng dẫn việc thực hiện các dự án của công ty.
– Các nhà quản lý sẽ đưa ra cách đánh giá và chọn ra những dự án hoặc chương trình phù hợp để từ đó có thể tối ưu sao cho đáp ứng các mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra.
– Những quyết định cuối cùng về danh mục sẽ được cung cấp một cách minh bạch nhất.
– Ưu tiên phân bổ đội ngũ và tài nguyên vật lý.
– Tăng khả năng đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư mong muốn.
– Quản lý danh mục có trách nhiệm quản lý các rủi ro tổng thể của tất cả các cấu phần của danh mục.
2. Tìm hiểu về nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư:
2.1. Quản lý danh mục đầu tư như sau:
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán còn hay gọi tắt là quản lý danh mục đầu tư. Quản lý danh mục đầu tư được hiểu cơ bản chính là phương pháp giúp các chủ thể là những nhà đầu tư trong việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mục tiêu đầu tư đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên mà các chủ thể là những nhà đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro. Với phương pháp quản lý danh mục đầu tư, chủ thể là những nhà đầu tư có thể tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước.
Thông thường trên thực tế sẽ có hai phương pháp trong quản lý danh mục đầu tư trái phiếu và danh mục đầu tư cổ phiếu, cụ thể đó là: quản lý thụ động và quản lý chủ động. Cụ thể đó là:
– Quản lý danh mục trái phiếu thụ động được hiểu cơ bản chính là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn mà không cần chú trọng đến phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất trên thị trường. Theo phương pháp cụ thể này, nhà đầu tư tốt nhất là nên thực hiện đầu tư vào các danh mục có thành phần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị trường nhằm thu được kết quả tương tự như chỉ số đó.
– Quản lý danh mục trái phiếu chủ động được hiểu cơ bản chính là chiến lược mua và nắm giữa trái phiếu trên cơ sở phân tích thị trường để nhằm mục đích có thể xây dựng các danh mục đầu tư trái phiếu mang lại mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường. Cũng chính bởi thế, các yếu tố mà các chủ thể là những nhà đầu tư cần phải theo dõi và ước đoán các ảnh hưởng đến danh mục đầu tư là: Sự thay đổi của lãi suất; Sự thay đổi cơ cấu kỳ hạn của lãi suất; Sự thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau.
– Quản lý danh mục cổ phiếu thụ động được hiểu cơ bản chính là chiến lược mua, bán cổ phiếu theo một chỉ số chuẩn nào đó. Mục đích của chiến lược này thực chất không phải nhằm để tạo ra danh mục vượt trội so với chỉ số chuẩn trên thị trường mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại gần giống với chỉ số chuẩn (chỉ số mục tiêu) để nhằm đạt được mức sinh lời dự kiến tương đương mới mức sinh lời chuẩn.
– Quản lý danh mục cổ phiếu chủ động được hiểu cơ bản chính là chiến lược mua bán cổ phiếu để nhằm thu được mức sinh lời dự kiến đầu tư cao hơn mức sinh lời của danh mục thụ động chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình tương ứng với một mức rủi ro nhất định.
2.2. Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư:
Ta hiểu về nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư như sau:
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư được hiểu cơ bản chính là việc công ty quản lí quỹ quản lí một cách chuyên nghiệp các danh mục đầu tư của khách hàng (cá nhân hay tổ chức), đây thực chất là tập hợp các khoản đầu tư được hình thành thông qua việc nắm giữa một hoặc nhiều loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) hàng hóa, bất động sản hoặc các tài sản khác, nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư cụ thể (lợi nhuận, rủi ro, phạm vi thời gian…) được công ty quản lí quỹ và khách hàng thỏa thuận trước.
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư trong tiếng Anh là gì?
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư trong tiếng Anh là Portfolio Management Operations.
Các bước thực hiện nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư:
Bước 1: Công ty quản lí quỹ sẽ tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các thông tin cần tìm hiểu bao gồm các thông tin cơ bản như sau: Khả năng tài chính, kinh nghiệm đầu tư, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư, danh mục đầu tư mẫu…
Bước 2: Công ty quản lí quỹ và khách hàng tiến hành kí kết hợp đồng đầu tư. Một số nội dung chính của hợp đồng:
– Mục tiêu đầu tư, phạm vi đầu tư, hạn chế đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro và yêu cầu của các chủ thể là những nhà đầu tư.
– Nguyên tắc, chính sách đầu tư và loại tài sản.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Các loại hình rủi ro liên quan đến việc đầu tư theo hợp đồng kể cả quy định về việc không bảo đảm giá trị vốn đầu tư ban đầu.
– Giá trị của vốn ủy thác đầu tư, thời hạn hợp đồng, phương thức xác định giá trị danh mục đầu tư.
– Quy định rõ về việc ủy quyền quyết định đầu tư cho công ty quản lí quỹ và các hạn chế liên quan; cơ chế quyết định và phê duyệt quyết định đầu tư.
– Chỉ số tham chiếu làm cơ sở đánh giá kết quả đầu tư theo từng hợp đồng quản lí đầu tư; mức phí, phương pháp tính, phương thức thanh toán phí, thời hạn trả phí và các loại chi phí khách hàng phải chịu.
– Quy định chi tiết về quản lí tiền và lưu kí, đăng kí sở hữu tài sản đầu tư và thanh toán các giao dịch của các chủ thể là những nhà đầu tư; quy định ủy quyền cho Công ty quản lí quỹ kết hợp đồng lưu kí với nhà đầu tư.
Ngoài ra hợp đồng này phải thỏa mãn các nguyên tắc sau:
– Cần phải thỏa mãn các nguyên tắc không có các điều khoản nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lí quý có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lí bồi thường cho khách hàng, trong trường hợp do lỗi của công ty hoặc do hành vi sai phạm có chủ ý của công ty.
– Cần phải thỏa mãn các nguyên tắc không có các điều khoản nhằm hạn chế phạm vi bồi dưỡng, trách nhiệm tài chính của công ty đối với khách hàng mà không có lí do chính đáng; hoặc chuyển rủi ro cho khách hàng trong trường hợp do lỗi của công ty hoặc do hành vi sai phạm có chủ ý của công ty.
Bước 3: Công ty quản lí quỹ thực hiện hợp đồng quản lí:
– Một là, công ty quản lí quỹ thực hiện xây dựng danh mục đầu tư cho các chủ thể là những khách hàng.
– Hai là, công ty quản lí quỹ tuân thủ theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng quản lí.
– Ba là, trong trường hợp phát sinh ngoài hợp đồng thì phải xin ý kiến của khách hàng.