1. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khi đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm đến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Yêu cầu của nguyên tắc phát triển bền vững: Các biện pháp bảo vệ trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước, địa phương, vùng và của từng tổ chức. Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để tránh tham nhũng và lãng phí các nguồn lực, các tài nguyên Hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó. Coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư.
Mục tiêu phát triển bền vững: Các mục tiên của phát triển bền vững là (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; (3) Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; (4) Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; (6) Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; (7) Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8) Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội; (11) Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; (12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; (15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; (16) Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; (17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
2. Những vấn đề pháp lý về ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm… và được phân thành các loại sau đây:
+ Chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy (tiếng ồn);
+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (Tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu (chất CFC);
+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hoá chất dùng cho nông nghiệp);
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không dầu. Bị suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Một thành phần môi trường bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
+ Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học.
+ Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người hoặc gây nên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất… thì mới coi thành phần môi trường đó. Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, Công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật…
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trữ lượng của nó,
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
+ Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
+ Hoả hoạn, cháy rừng sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
+ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
+ Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
3. Các biện pháp phòng chống và kiểm soát
Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường (SCMT) là một chế định quan trọng được quy định ở Mục 3, Chương X của Luật BVMT năm 2014 và nhiều điều khoản khác như các quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), phương án BVMT, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường với mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và phòng ngừa SCMT. Đây là những quy định quan trọng chi phối toàn bộ các quy định của Luật BVMT năm 2014,
Theo khái niệm SCMT thì bão, lũ, sự cố hóa chất, hỏa hoạn, tràn dầu đều có thể xem là SCMT và tất cả các dạng sự cố này đều có cơ chế để phòng chống và ứng phó. Tuy nhiên, qua thực tiễn về SCMT vừa qua cho thấy, các quy định và cơ chế về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục SCMT đều chưa phát huy hiệu quả do các quy định của Luật BVMT năm 2014. Còn chưa cụ thể, chưa bao quát các biện pháp để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục SCMT. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục SCMT là vấn đề quan trọng, có tính chất chi phối đến các chế định khác của Luật BVMT năm 2014, từ đó có thể khắc phục các bất cập hiện nay.
3.1. Phòng ngừa sự cố môi trường
Để phòng ngừa SCMT, tại Điều 108 của Luật BVMT năm 2014 đã quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phòng ngừa SCMT với các biện pháp như: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó; lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó SCMT; thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra SCMT khi phát hiện có dấu hiệu SCMT. Ngoài ra, Luật BVMT năm 2014 còn có các quy định khác và biện pháp phòng ngừa SCMT như quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM, quản lý chất thải, đánh giá sức chịu tải của môi trường công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông phương án BVMT; bảo hiểm môi trường, ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quan trắc môi trường; Công khai thông tin môi trường, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động BVMT. Có thể thấy, đây là những quy định quan trọng có vai trò quyết định địa điểm, Công nghệ của dự án, kiểm soát việc xả thải, giám sát quá trình hoạt động của cơ sở, để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường (ÔNMT) hoặc SCMT.
Tuy nhiên, các quy định này, đặc biệt là quy định tại Điều 108 của Luật BVMT năm 2014 còn chưa cụ thể và chưa bao quát hết các biện pháp phòng ngừa SCMT. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa SCMT cần được nghiên cứu bổ sung các nội dung: Xác định danh mục các ngành nghề có khả năng gây ÔNMT nghiêm trọng hoặc tiềm ẩn nguy cơ SCMT để có các biện pháp ứng xử phù hợp với từng dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề đó. Việc ứng xử này cần được quy phạm hóa nhằm can thiệp ngay từ giai đoạn lập quy hoạch phân vùng sản xuất, kinh doanh của các ngành, nghề, phân vùng xả thải đến các yêu cầu trong ĐTM, kế hoạch quản lý môi trường phương án BVMT; Có biện pháp giám sát đặc biệt trong quá trình sản xuất, kinh doanh và biện pháp ứng phó nếu xảy ra SCMT. Áp dụng công nghệ tốt nhất có thể (BAT) để đạt được nhiều mục tiêu, trong đó có việc giảm thiểu chất thải thông qua sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có trong mối tương quan giữa năng lực của cơ sở sản xuất, kinh doanh. BVMT nhằm đạt hiệu quả cao nhất Việc sử dụng BAT không bắt buộc phải áp dụng kỹ thuật và công nghệ cụ thể mà chỉ tính đến đặc tính công nghệ, vị trí địa lý, điều kiện môi trường tính khả thi về kỹ thuật và chi phí khi áp dụng.
Do đó, cần xác định quy trình áp dụng thứ tự ưu tiên và cơ chế đặc thù khi cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng BAT Áp dụng kiểm toán môi trường nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, có được công cụ nhằm nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, số liệu, báo cáo môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thời gian nhất định nhằm phát hiện những sai sót, vi phạm trong hoạt động BVMT của cơ sở sản xuất kinh doanh. Thông qua kiểm toán môi trường với việc đánh giá các yếu tố sản xuất (đầu vào, đầu ra, có tính đến sự thất thoát để giám sát hoạt động xả thải) sẽ cung cấp bằng chứng xác thực về việc gây ô nhiễm, cũng như SCMT của cô sở sản xuất, kinh doanh. Đây là công cụ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân có hành vi gây ra SCMT.
Xác định mối quan hệ giữa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chung về chất thải với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng riêng cho từng ngành, loại hình sản xuất kinh doanh theo hướng quy chuẩn áp dụng riêng phải có yêu cầu cao hơn (khắt khe hơn) quy chuẩn chung, hoặc phân cấp cho địa phương xây dựng quy chuẩn địa phương áp dụng riêng cho từng ngành, loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Minh bạch thông tin về môi trường và kết quả kiểm toán môi trường là cơ sở quan trọng để hạn chế các hành vi vi phạm quy định về BVMT, kiểm soát các hoạt động xả thải trái pháp luật tiềm ẩn nguy cơ gây SCMT thông qua vai trò giám sát của cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, nâng cao vai trò của cộng đồng tổ chức xã hội, tố chức phi chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí trong việc giám sát hoạt động BVMT. Đây là kênh giám sát quan trọng và hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động BVMT.
Quy định về đào tạo, tập huấn, diễn tập về phòng ngừa và ứng phó SCMT. Do SCMT diễn ra bất ngờ, phức tạp, khó lường, dễ gây lúng túng và hoảng loạn trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, cũng như cộng đồng dân cư xung quanh, vì vậy, việc đào tạo, tập huấn, diễn tập để có phản ứng phù hợp khi sự cố xảy ra là hết sức cần thiết
3.2. Ứng phó với sự cố môi trường
Hiện nay, cơ chế ứng phó sự cố và thiên tai ở nước ta là tương đối đầy đủ, nhất là khi Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó đã bao quát các SCMT, do vậy, cần cân nhắc trong việc sửa đổi Luật BVMT năm 2014 theo hướng ứng dụng cơ chế quy định tại Nghị định nêu trên. Tuy nhiên, Nghị định chủ quy định về cơ chế chỉ huy, tham mưu, huấn luyện, huy động nguồn lực khi sự cố xảy ra mà không quy định bản chất và nội dung của các loại sự cố, do vậy, đối với chế định về ứng phó với SCMT cần quy định rõ các vấn đề:
Xác định lại nội hàm của khái niệm SCMT để tránh trùng lặp với sự cố thiên tai, sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu, hóa hoạn… và các sự cố này đã có luật tương ứng điều chỉnh. Theo đó, nên xác định SCMT là sự suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng do chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc các hoạt động khác của con người gây ra, hay những tác động khác do chất thải phỉ tự nhiên gây ra.
Xây dựng các tiêu chí phân loại SCMT tương ứng với thẩm quyền xử lý của các cấp trong hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để nhanh chóng xác định được cấp có thẩm quyền xử lý, cơ quan có thẩm quyền chỉ huy, tham mưu, thực hiện ứng phó SCMT.
Quy định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ TN&MT và Sở TN&MT bởi vấn đề này còn chưa được quy định đầy đủ, phù hợp trong Nghị định số 30/2017/NĐ-CP, đồng thời quy định các cơ chế đặc thù huy động nguồn lực tham gia ứng phó SCMT, Khắc phục SCMT.
Khí SCMT xảy ra, sẽ xuất hiện các loại thiệt hại: Thiệt hại về môi trường (sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi của hệ sinh thái, mất an toàn môi trường. ÔNMT…); Thiệt hại về dân sự (ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn của con người, mất nguồn thu nhập, thiệt hại về tài sản, thay đổi theo hướng bất lợi về nơi sinh sống và sinh kế).
3.3. Nguyên tắc giải bồi thường thiệt hại về môi trường
Theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thì người gây SCMT phải gánh chịu toàn bộ hậu quả do hành vi của mình gây ra như bồi thường thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về dân sự và khắc phục SCMT, hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, quy định thực thi nguyên tắc này chưa được quy định đầy đủ, cụ thể trong Luật BVMT năm 2014, mà chỉ quy định mang tính nguyên tắc. Do đó, Luật BVMT năm 2014 cần bổ sung các quy định giải quyết thấu đáo các vấn đề trên, cụ thể:
+ Đối với thiệt hại về môi trường Luật BVMT năm 2014 mới dừng lại ở quy định và phục hồi môi trường đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác nước dưới đất, phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm. Tuy nhiên, các quy định này còn chưa cụ thể và đầy đủ. Do đó, cần có quy định về phục hồi môi trường, trong đó quy định rõ các loại hình và phương pháp phục hồi môi trường như đưa môi trường trở lại thời điểm khi chưa có sự cố, hay cải tạo môi trường để có môi trường, hệ sinh thái mới, hoặc đơn giản chỉ là môi trường không còn bị ô nhiễm. Từ đó, xác định các chi phí để phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; đồng thời có các quy định bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm phục hồi môi trường như ký quỹ phục hồi môi trường, bảo hiểm môi trường, sự tham gia của cộng đồng trong phục hồi môi trường, cơ chế giám sát, tổ chức thực hiện phục hồi môi trường…
+ Đối với thiệt hại về dân sự, Luật BVMT năm 2014 cần có quy định rõ về trách nhiệm chứng minh của các bên liên quan theo đó, người thiệt hại không bắt buộc phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu bồi thường nhưng người gây SCMT phải có nghĩa vụ chứng minh về mức độ phải bồi thường.
Như vậy, có thể thấy, trước yêu cầu BVMT trong tình hình mới thì việc sửa đổi, bổ sung Luật BVMT năm 2014 nói chung và các quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục SCMT nói riêng được kỳ vọng là sẽ tạo chuyển biến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, nhằm hướng tới mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường.