Một trong những chính sách an sinh xã hội mà nhà nước quy định để đảm bảo cho người lao động khi hết tuổi lao động đó là chế độ hưu trí. Chính sách này của nhà nước không những có ý nghĩa đối với việc đảm bảo mức sống cho người lao động khi hết tuổi lao động mà còn chia sẻ gánh nặng cho xã hội. Hiện nay ngoài việc tham gia bảo hiểm hưu trí theo cách thức bắt buộc thì còn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm. Vậy chi tiết quy định về bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2023 thế nào? Hãy cùng LVN Group tìm hiểu vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Văn bản hướng dẫn
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Thông tư 115/2013/TT-BTC
Bảo hiểm hưu trí là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (Sửa đổi, bổ sung năm 2010)
Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Có thể nói, đây là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 130/2015/TT-BTC), bảo hiểm hưu trí có những điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, bảo hiểm hưu trí bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (sau đây gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 (năm mươi lăm) tuổi đối với nữ và 60 (sáu mươi) tuổi đối với nam, trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu
Thứ ba, quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro.
Thứ tư, mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo hướng dẫn
Quy định về bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2023 thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 115/2013/TT-BTC, người tham gia gói sản phẩm bảo hiểm hưu trí được hưởng những quyền lợi sau đây:
Thứ nhất, người tham gia được hưởng quyền lợi bảo hiểm cơ bản quy định tại Điều 5 Thông tư 115/2013/TT-BTC, bao gồm:
Một là, quyền lợi hưu trí định kỳ, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
– Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 15 (mười lăm) năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
– Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;
– Tính lãi tích lũy từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Hai là, quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
– Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm được không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
– Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
+ Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
+ Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, ngoài quyền lợi bảo hiểm cơ bản, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ quy định tại Điều 6 Thông tư 115/2013/TT-BTC sau đây:
–Quyền lợi điều chỉnh mức hưởng quyền lợi hưu trí định kỳ;
– Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp;
– Quyền lợi chăm sóc y tế;
– Quyền lợi hỗ trợ nằm viện;
– Quyền lợi bảo hiểm cho người phụ thuộc;
– Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo;
– Quyền lợi bổ trợ khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý:
Phương thức đóng phí bảo hiểm của quyền lợi bảo hiểm bổ trợ sẽ do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép khấu trừ phí bảo hiểm của quyền lợi bảo hiểm bổ trợ từ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí.
Những đối tượng nào cần có bảo hiểm hưu trí?
Theo quy định tại khoản 7 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm mang tính chất tự nguyện nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy thì đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung là những người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên thì cũng có các ý kiến cho rằng, đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang là những đối tượng sẽ hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên sẽ không áp dụng chính sách này. Và việc thực hiện chính sách này đối với người lao động sẽ quy định riêng. Cần cân nhắc các quy định đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tự tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong trường hợp người sử dụng lao động không tham gia vào loại bảo hiểm này.
Kiến nghị
Với đội ngũ chuyên viên là các LVN Group, chuyên gia và chuyên viên pháp lý của LVN Group, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Liên hệ ngay:
Vấn đề “Quy định về bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2023 thế nào?” đã được LVN Group trả lời câu hỏi ở bên trên. Với hệ thống công ty LVN Group chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ trả lời mọi câu hỏi của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình. Với đội ngũ LVN Group, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 1900.0191
Mời bạn xem thêm:
- Mức phí bảo hiểm nghề nghiệp LVN Group mới năm 2022
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp LVN Group là gì?
- Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội mới 2022
Giải đáp có liên quan:
Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại, cụ thể là:
– BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đối với trường hợp tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích), hồ sơ bao gồm:
– Sổ Bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động
– Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 01/01/2016 trở đi…
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Khoản 2 Điều 4 quy định: Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất”