Quy trình cho vay của Tổ chức tín dụng

Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ tín dụng gửi tới Tổ chức tín dụng cho vay

Tùy từng loại vay, khách hàng sẽ có 1 bộ hồ sơ khác nhau. Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo các thông tin cơ bản như:

+ Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

+ Mục đích sử dụng vốn vay

+ Khả năng trả nợ vay gồm vốn vay và lãi

Cá nhân

Hồ sơ khách hàng:

+ CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng vay;

+ Sổ hộ khẩu hoặc thường trú trong trường hợp không có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn

+ Đăng ký kết hôn (trường hợp đã có vợ hoặc chồng) hoặc Xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp độc thân)

Hồ sơ khoản vay:

+ Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn

+ Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn

+ Tài liệu chứng minh thu nhập

+ Tài liệu chứng minh thu nhập: Bao gồm tất cả các hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập của bạn. Cần chi tiết, rõ ràng, càng chi tiết rõ ràng thì Ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ càng nhanh.

+ Nếu nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao động còn hạn, bảng lương hoặc sao kê lương

+ Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (nếu có);

+ Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: Chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản thuê, chứng từ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê.

+ Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn:Theo quy định của Pháp luật, các khoản vay Ngân hàng đều phải chứng minh có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Ví dụ như:

Mục đích sử dụng vốn là Mua nhà, Mua xe: Bạn cần chuẩn bị hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, các thông báo nộp tiền (nếu có)

Mục đích xây sửa nhà:Bạn cần chuẩn bị sổ đỏ của ngôi nhà xây sửa, bản dự toán xây sửa …

Mục đích kinh doanh:cần chuẩn bị đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc báo cáo thu chi các năm trước, định hình kế hoạch và nhu cầu vốn trong năm tương lai (cụ thể Ngân hàng sẽ hướng dẫn thêm);

Mục đích tiêu dùng:Mục đích này hiện đang được Ngân hàng hỗ trợ, Khách hàng hầu như không bị yêu cầu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Thay vào đó một số Ngân hàng yêu cầu Khách hàng ký cam kết sử dụng vốn vay tiêu dùng hợp pháp.

+ Tài liệu về tài sản đảm bảo – khả năng hoàn trả vốn vay:

+ Trong các trường hợp Khách hàng mua nhà, mua xe và đảm bảo bằng chính Nhà hoặc xe mua thì không cần chuẩn bị thêm hồ sơ.

+ Trường hợp mục đích khác hoặc dùng tài sản khác thì khách hàng cần chuẩn bị Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản định thế chấp cho Ngân hàng (VD: sổ đỏ/sổ hồng; Xe oto thì là đăng ký xe)

+ Trường hợp dùng tài sản của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp, Khách hàng sẽ cần gửi tới thêm chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản.

Đối với doanh nghiệp

Hồ sơ pháp lý bao gồm:

+ Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Điều lệ công ty.

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).

+ CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người uỷ quyền công ty đứng ra vay vốn (Photo).

+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 02 năm gần nhất):

+ Phương án vay vốn:

+ Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

+ Kế hoạch trả nợ ngân hàng.

+ Tài sản đảm bảo tiền vay theo hướng dẫn: Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất. Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa: Hóa đơn, hợp đồng mua bán. Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…

Bước 2: Tổ chức tín dụng thẩm định hồ sơ tín dụng

– Thẩm định là quá trình Ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ khách hàng gửi tới, đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi công tác, nơi ở của Khách hàng.

Dùng các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu; xác minh từ đó xác định sự phù hợp với các điều kiện của Ngân hàng của Khách hàng.

– Là bước cần thiết và mất nhiều thời gian; tuy nhiên khách hàng càng gửi tới thông tin trọn vẹn thì bước thẩm định sẽ càng nhanh.

– Trong quá trình thẩm định Nhân viên Ngân hàng có thể có thêm câu hỏi cho chính Khách hàng hoặc những người liên quan cần thiết và có thể yêu cầu Khách hàng gửi tới thêm hồ sơ bổ sung

Bước 3: Tổ chức tín dụng quyết định cho vay

Sau khi Nhân viên Ngân hàng thẩm định xong; sẽ lập các đề xuất tín dụng và xin phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho chuyên viên báo cáo; cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay.

Trong một số trường hợp (thường là những khoản vay lớn); sẽ có bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ khách hàng một lần nữa để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Trong trường hợp được vay; khách hàng và Tổ chức tín dụng đàm phán các điều khoản của Hợp đồng tín dụng và ký kết Hợp đồng tín dụng.

Trường hợp được vay vốn; Tổ chức tín dụng trả lời bằng văn bản cho khách hàng và giải thích rõ nguyên nhân bị từ chối cho vay.

Mặt khác, về phía Ngân hàng cần quan tâm đến Rủi ro mất vốn trong cho vay của Ngân hàng thương mại tránh những tổn hại không đáng có xảy ra.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com